Chi phí hàn răng sâu giá bao nhiêu tiền, có cao không?

Sâu răng gây ra những cơn đau nhức kèm theo hôi miệng khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Hàn răng là một trong những phương pháp phục hình nha khoa hiện đại giúp khôi phục hình dạng của răng và đảm bảo chức năng nhai. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về hàn răng sâu và chi phí hàn răng sâu giá bao nhiêu ngay sau đây.

Bạn đang đọc: Chi phí hàn răng sâu giá bao nhiêu tiền, có cao không?

1. Tại sao phải hàn răng sâu?

1.1 Những nguyên nhân gây ra sâu răng

Sâu răng là một tình trạng bệnh lý xuất hiện ở rất nhiều người hiện nay. Tình trạng bệnh này do rất nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu là do mọi người vệ sinh răng miệng không đúng cách dẫn tới vi khuẩn tích tụ lâu ngay trong khoang miệng khiến răng bị sâu. Sâu răng không chỉ phá hủy cấu trúc của răng miệng mà còn hình thành nên những hố sâu lớn, gây ra các cơn đau nhức dai dẳng ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của người bệnh.

1.2 Những nguy cơ từ sâu răng lâu ngày không chữa

Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng có thể biến chứng nguy hiểm như:

– Ảnh hưởng tới khả năng nhai do sâu răng gây ra những cơn đau nhức, ê buốt. Răng không đủ khỏe để thực hiện chức năng nhai.

– Thức ăn dễ vướng vào các hố sâu ở răng gây đau nhức và khó vệ sinh răng miệng.

– Lâu dần, thức ăn bám vào có thể khiến hố sâu trở nên nghiêm trọng hơn. Từ đó, gây ra bệnh viêm tủy răng, viêm nha chu nghiêm trọng.

– Không chỉ vậy, răng sâu còn khiến hơi thở có mùi và làm giảm tính thẩm mỹ của hàm răng. Đồng thời, đây cũng là lý do khiến nhiều người tự ti khi giao tiếp.

Chi phí hàn răng sâu giá bao nhiêu tiền, có cao không?

Hàn răng sâu là sử dụng các vật liệu hàn lấp đầy khoảng trống mô răng do sâu răng

Điều trị răng sâu được khuyến khích ngay từ khi các đốm sâu răng đang còn nhỏ. Điều này để hạn chế phải tác động tới kết cấu cũng như tủy răng. Một trong những cách thường dùng xử lý tình trạng răng sâu chính là hàn răng. Hàn răng sâu là sử dụng các vật liệu hàn lấp đầy khoảng trống mô răng do sâu răng. Hàn răng giúp khôi phục lại hình dáng, kích thước cũng như chức năng của răng.

2. Kỹ thuật hàn răng sâu tại nha khoa

2.1 Giới thiệu về kỹ thuật hàn răng sâu

Kỹ thuật hàn răng sâu tại nha khoa về cơ bản là sử dụng vật liệu hàn và tạo hình lên răng. Công nghệ hàn răng được Hiệp hội Nha khoa Quốc tế kiểm định là an toàn với mọi đối tượng. Tuy nhiên, bạn cần phải cân nhắc tới mức độ uy tín của cơ sở nha khoa để đảm bảo nha khoa sử dụng vật liệu hàn trám an toàn, chất lượng.

2.2 Các bước hàn răng sâu tại nha khoa

Hàn răng sâu tại nha khoa được thực hiện với các bước cơ bản như sau:

– Bước 1: Bác sĩ sẽ xác định tình trạng sâu ở răng thông qua việc thăm khám, chụp X-Quang răng. Sau đó, bác sĩ sẽ trao đổi cụ thể với người bệnh về tình trạng răng, giải thích về phương pháp hàn và vật liệu hàn răng phù hợp.

– Bước 2: Gây tê tại chỗ để giảm đau cho người bệnh trong quá trình hàn răng sâu. Gây tê có thể sử dụng thuốc tiêm hoặc gel tại vị trí mô mềm quanh răng cần tiền hành hàm.

– Bước 3: Làm sạch răng và khoang miệng để chuẩn bị hàn trám răng sâu. Sau đó, bác sĩ sẽ tạo hình hỗ sâu răng để đảm bảo chất hàn có thể bám dính tốt trên bề mặt răng. Tạo hình lớp lót đáy tùy thuộc vào độ sâu và độ rộng của lỗ sâu, bác sĩ sẽ đặt xi măng chuyên dụng, láng dưới đáy lỗ sâu để bảo vệ tủy răng ở dưới, tránh ê buốt sau khi hàn răng.

– Bước 4: Bác sĩ tiến hành đặt vật liệu hàn răng vào chỗ sâu và tiến hành. Khi chất hàn cứng, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để chỉnh sửa, loại bỏ hàn thừa để đảm bảo hình dáng, kích thước răng đạt chuẩn, đảm bảo thẩm mỹ cao.

– Bước 5: Vệ sinh răng miệng lại lần cuối và dặn dò người bệnh cách chăm sóc răng miệng khoa học sau khi hàn răng.

Tìm hiểu thêm: Đừng nhầm lẫn ung thư hạch bạch huyết và cảm cúm

Chi phí hàn răng sâu giá bao nhiêu tiền, có cao không?

Quy trình hàn trám răng sâu được bác sĩ chuyên môn cao thực hiện tại nha khoa

3. Có đau khi hàn răng sâu hay không?

Hàn răng sâu là thủ thuật nha khoa được thực hiện rất phổ biến hiện nay. Trước khi hàn răng, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ tại vị trí cần trám răng. Do đó, hàn răng không gây đau đớn hay khó chịu cho người bệnh trong quá trình thực hiện. Nếu như bạn cảm thấy đau buốt trong quá trình hàn răng. Có thể, bác sĩ thực hiện có chuyên môn không cao. Miếng hàn không khớp với lỗ răng sâu gây ra khoảng trống giữa răng thật với miếng hàn. Ngoài ra, cũng có thể là bác sĩ không xử lý triệt để tình trạng sâu, viêm tủy trước. Từ đó, gây ra các cơn đau nhức.

Do đó, bạn nên thực hiện hàn răng sâu với bác sĩ nha khoa có chuyên môn cao với trang thiết bị hiện đại tại cơ sở nha khoa uy tín. Như vậy hiệu quả và độ an toàn sẽ đảm bảo hơn.

4. Hàn răng sâu giá bao nhiêu tiền hiện nay?

Chi phí hàn răng sâu dao động từ vài triệu cho tới hàng chục triệu đồng. Điều này còn tùy thuộc vào mức độ răng sâu của mỗi người. Đối với những người có tình trạng sâu nghiêm trọng, cần điều trị bệnh lý trước thì chi phí sẽ cao hơn nhiều so với người chỉ sâu nhẹ. Bên cạnh đó, mức độ uy tín, tay nghề của bác sĩ cũng quyết định tới khoản tiền bạn phải bỏ ra khi muốn hàn răng sâu.

Hàn răng sâu càng sớm khi ổ sâu không quá lớn không chỉ giúp đạt được hiệu quả vượt trội mà còn ngăn ngừa tình trạng phải xâm lấn vào kết cấu răng và tủy răng. Khi phát hiện thấy răng miệng có dấu hiệu sâu, bạn cần tới ngay các cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.

Chi phí hàn răng sâu giá bao nhiêu tiền, có cao không?

>>>>>Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì?

Hàn răng sâu giá bao nhiêu tiền phù thuộc rất nhiều vào tình trạng sâu của mỗi người

Hàn răng sâu giá bao nhiêu tiền hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố. Ví dụ như tình trạng sâu, công nghệ hàn, tay nghề của bác sĩ… Để có thể nắm được mức giá chi tiết nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với nha khoa. Nha sĩ sẽ thăm khám, xác định tình trạng và tư vấn cách điều trị đạt hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết trên đây đã mang tới cho bạn những thông tin hữu ích khi tìm hiểu về các phương pháp phục hình nha khoa hiện đại.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *