Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bé bị lác trong sớm

Có thể thấy bệnh lý lác mắt thường rất dễ gặp ở trẻ nhỏ. Nếu được phát hiện và điều trị sớm thì có thể cải thiện đáng kể được tình trạng này. Việc phụ huynh nhận biết sớm các dấu hiệu bé bị lác trong giúp giảm ảnh hưởng tới thị lực, tâm lý và chất lượng cuộc sống của trẻ sau này.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bé bị lác trong sớm

1. Nguyên nhân và triệu chứng ban đầu của tình trạng lác mắt ở trẻ

1.1. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé bị lác trong

Lác trong là tình trạng tròng mắt nhìn hướng lệch về phía mũi, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt. Bệnh lý lác mắt có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên trẻ em là đối tượng gặp nhiều và phổ biến nhất.

Lác trong thường xảy ra trong giai đoạn trẻ đang phát triển thị giác có thể gây ra nhiều ảnh hưởng hơn bệnh lý nhược thị, có thể gây giảm thị lực, khó hồi phục nếu không can và điều trị sớm.

Dựa vào nguyên nhân hình thành bệnh, mắt bé bị lác trong thường được chia thành một số loại chính như:

– Lác trong do co thắt, điều tiết: Khi trẻ tập trung thì hai mắt sẽ nhìn vào trong, độ lác sẽ không có sự thay đổi ở các hướng nhìn. Tình trạng này phổ biến ở những đối tượng: Trẻ bị đẻ non/ thiếu tháng, mắc tật khúc xạ bẩm sinh, trẻ bị rối loạn thần kinh do hội chứng di truyền/ bại não/ não úng thủy, trẻ bị rung giật nhãn cầu tiềm ẩn…

– Lác trong bẩm sinh: Tình trạng này thường gặp nhất trong 6 tháng đầu của trẻ, có thể không gặp phải bất thường về khúc xạ cũng như giới hạn trong hoạt động của nhãn cầu. Tiền sử gia đình là yếu tố có nguy cơ cao khiến trẻ đối diện với các bất thường có thể gặp ở mắt. Lác trong bẩm sinh thường đi kèm biên chứng nhược thị, cường cơ chéo…

– Lác trong do mắc phải trong quá trình phát triển của trẻ như hoặc do biến chứng của các bệnh lý toàn thân do bẩm sinh như: Liệt dây thần kinh sọ não số 4, bị nhược cơ, bị bệnh bệnh cầu, giả u, tuyến giáp, có tiền sử phẫu thuật mắt, tổn thương mắt hoặc nhiễm trùng…

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bé bị lác trong sớm

Lác trong thường xảy ra trong giai đoạn trẻ đang phát triển thị giác có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới thị lực của trẻ

1.2. Triệu chứng ban đầu dễ nhận biết ở bé bị lác trong

Cha mẹ có thể nhận thấy những dấu hiệu bé bị lác trong thông qua hoạt động nhìn của trẻ. Triệu chứng đặc trưng nhất của lác mắt là khi nhìn vào một vật, con ngươi của mắt sẽ không tập trung tại vật đó như bình thường mà sẽ nhìn vào hai hướng khác nhau.

Ngoài ra, người bị lác mắt có thể gặp tình trạng nhìn đôi, hai mắt không tập trung nên đưa ra 2 hình ảnh không giống nhau. Khi não tiếp nhận đồng thời các tín hiệu khác nhau từ hai mắt sẽ thấy có 2 hình ảnh song song.

Cha mẹ nên theo dõi những biểu hiện và hoạt động nhìn của trẻ nếu có xuất hiện một số triệu chứng dưới thì nên cho trẻ kiểm tra mắt sớm:

– Thường xuyên mỏi mắt, hay nheo hoặc chớp mắt liên tục, đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng chói

– Bên mắt bị lác trẻ sẽ bị nhìn mờ hơn.

– Bất giác nghiêng đầu, nheo mắt để nhìn rõ bằng bên mắt bình thường.

– Đi lại hay bị té, vấp ngã, bước đi loạng choạng.

2. Phương pháp chẩn đoán và điều trị cho bé bị lác trong

2.1. Cách chẩn đoán bệnh lý lác trong ở trẻ

Đa số các trường hợp trẻ mắc bệnh lý sẽ được chẩn đoán qua việc thăm khám lâm sàng dưới sự hỗ trợ của bác sĩ và công nghệ máy móc để tìm ra sự khác nhau giữa hai mắt. Đồng thời, thần kinh và võng mạc của trẻ cũng được tiến hành kiểm tra để loại trừ các nguyên nhân làm giảm thị lực, khó nhìn do hai vấn đề tại bộ phận này.

Tình trạng lác mắt ở trẻ thường xảy ra một cách đột ngột nên cha mẹ cần cho trẻ thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm. Khi phát hiện bệnh và kết hợp điều trị bệnh sớm sẽ đem lại tỷ lệ chữa bệnh thành công cao. Nếu bệnh lý lác mắt phát hiện sớm ở trẻ dưới 3 tuổi được điều trị tích cực thì tỷ lệ thành công lên tới 92%.

Tìm hiểu thêm: Tròng kính cận đổi màu Hàn Quốc: Bật mí 1 thương hiệu đẳng cấp

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bé bị lác trong sớm

Trẻ mắc bệnh lý sẽ được chẩn đoán qua việc thăm khám lâm sàng dưới sự hỗ trợ của bác sĩ và công nghệ máy móc

2.2. Phương pháp điều trị cho bé bị lác trong

Việc điều trị này nhằm mục đích giúp trẻ cải thiện thị lực bên mắt bị lác sao cho tương đương với bên mắt khỏe mạnh. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và độ tuổi mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

– Đeo kính để hỗ trợ mắt nhìn thẳng cho các trường hợp lác do quy tụ điều tiết hoặc tật khúc xạ.

– Tập luyện: Tập quy tu, tập liếc sang phía chiều ngược lại để tập cho bên mắt lác có thể nhìn chính xác vào vật. Tiếp đó là tập trên máy chỉnh quang để hợp thị 2 mắt.

– Che bên mắt khỏe hơn và tập nhìn bằng mắt lác để cải thiện thị lực.

– Sử dụng thuốc nhỏ mắt: Loại nhỏ mắt này sẽ hoạt động giống như một miếng che mắt, làm mờ tầm nhìn trong mắt của trẻ, từ đó khiến trẻ phải hoạt động bằng mắt yếu nhiều hơn để có thể nhìn thấy. Đây là một trong những cách được áp dụng cho trẻ không dùng được miếng che mắt

– Phẫu thuật chỉnh lại cơ vận nhãn không cân bằng. Đối với trẻ nhỏ bị lác thì phẫu thuật sớm giúp cải thiện cơ hội phục hồi sớm và tăng cường thị lực ở cả 2 mắt của trẻ.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bé bị lác trong sớm

>>>>>Xem thêm: Dành cho những ai chưa biết lẹo ở mắt là gì và cách chữa?

Che bên mắt khỏe hơn và tập nhìn bằng mắt lác để cải thiện thị lực

Chung quy lại, việc phát hiện sớm dấu hiệu trẻ bị lác trong để can thiệp điều trị sớm là việc làm vô cùng quan trọng. Vì vậy khi cha mẹ nhận thấy trẻ có những biểu hiện nhìn bất thường như nhìn lệch, mắt lé, hay nghiêng hoặc quay đầu khi nhìn cần cho trẻ kiểm tra trong thời gian nhanh chóng nhất.

Hy vọng với những thông tin qua bài viết trên đã cung cấp những các kiến thức hữu ích cho cha mẹ về tình trạng bé bị lác trong. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cha mẹ có thể đặt và gửi câu hỏi tới Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để nhận được hỗ trợ sớm nhất từ đội ngũ tư vấn viên nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *