Có nên xét nghiệm máu khi mang thai hay không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Nếu bạn cũng đang đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc này thì hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Bạn đang đọc: Có nên xét nghiệm máu khi mang thai hay không?
Có nên xét nghiệm máu khi mang thai không?
Các mẹ bầu cần tiến hành xét nghiệm máu khi mang thai để các bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ.
Xét nghiệm máu khi mang thai sẽ giúp các bác sĩ đánh giá được tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi
Bên cạnh đó, các chỉ số của kết quả xét nghiệm có thể làm căn cứ để các bác sĩ đưa ra các những chẩn đoán nguy cơ trong thai kỳ cũng như trong khi sinh. Từ đó có những phương pháp can thiệp kịp thời hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
Khi nào mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm máu
Hiện nay chưa có quy định nào được đưa ra về mốc thời gian yêu cầu bà bầu cần phải thực hiện xét nghiệm máu. Nhưng thực tế cho thấy đây là một trong những việc làm rất cần thiết với thai phụ nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Do đó, trong khi đi khám thai các bác sĩ sẽ tư vấn về việc tiến hành xét nghiệm máu.
Ngoài ra, khi thai nhi từ tuần 28 trở đi, các bác sĩ cũng sẽ yêu cầu thai phụ nếu thực hiện xét nghiệm máu trước khi đăng ký sinh tại bệnh viện. Bởi vấn đề này có liên quan trực tiếp đến ca sinh sắp tới, ví dụ như nhóm máu, sự đông máu, các bệnh về máu… Đây là một trong những quy định bắt buộc của một số bệnh viện nên chắc chắc các mẹ sẽ phải thực hiện.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết viêm gan A
Các mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm máu khi ở giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ
Xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu cần phải làm những gì?
Trước khi tiến hành xét nghiệm các bác sĩ sẽ hẹn mẹ bầu thời gian, địa điểm để lấy máu xét nghiệm. Việc làm này thường được thực hiện vào buổi sáng, thai phụ cần phải nhịn ăn để mẫu máu cho kết quả chính xác cao. Tuy nhiên bạn có thể ăn sau khi lấy máu nên có thể chuẩn bị đồ ăn nhẹ để mang theo.
Quá trình lấy xét nghiệm máu khi mang thai được tiến hành nhanh chóng, đơn giản và đảm bảo an toàn theo đúng quy định của ngành y tế. Trong khi lấy máu các mẹ bầu sẽ cảm thấy hơi đau, nhói hoặc bị thâm tím ở vết chích nhưng tất cả sẽ qua nhanh nên các mẹ cũng không nên quá lo lắng.
Xét nghiệm máu khi mang thai sẽ giúp các mẹ bầu xác định được nhóm máu để để phòng trường hợp bà bầu cần phải truyền máu khẩn cấp thì sẽ có máu chuẩn bị sẵn hoặc tìm được người có nhóm máu phù hợp.
Bên cạnh đó xét nghiệm máu khi mang thai còn giúp kiểm tra đường huyết để đánh giá tiểu đường thai kỳ và mẹ bầu có bị thừa cân hay béo phì hay không. Với những thai phụ trong gia đình có người bị tiểu đường, béo phì thì việc xét nghiệm máu khi mang thai lại càng trở nên cần thiết hơn.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân bệnh ung thư vú nam giới
Tham khảo tư vấn của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh
Việc thực hiện xét nghiệm máu khi mang thai còn giúp kiểm tra hàm lượng sắt và đánh giá hàm lượng heamoglobin có trong máu của mẹ bầu. Nếu chỉ số này thấp chứng tỏ mẹ bầu đang bị thiếu máu và có thể sẽ làm giảm quá trình cung cấp oxy, chất dinh dưỡng cho em bé. Tuy nhiên, hiện tượng thiếu máu ở mẹ bầu có thể dễ dàng điều chỉnh thông qua chế độ ăn hàng ngày cũng như uống thuốc bổ sung.
Sau khi thực hiện xét nghiệm máu ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ các bác sĩ sẽ đề nghị thai phụ kiểm tra lại chỉ số Heamoglobin ở tuần thứ 28 nhưng nến trong trường hợp mẹ bầu bị mệt mỏi, da dẻ xanh xao, kém hồng hào thì có thể yêu cầu bác sĩ thực hiện xét nghiệm máu sớm hơn.
Đặc biệt, việc thực hiện xét nghiệm máu khi mang thai có thể giúp phát hiện một số bệnh như hội chứng Down ở thai nhi, chẩn đoán bệnh tế bào hình liềm hoặc Thalassaemia, chẩn đoán sớm viêm gan B, phát hiện bệnh giang mai, tìm kháng thể HIV,…
Như vậy, xét nghiệm máu khi mang thai là việc làm cần thiết các mẹ bầu đang thực hiện trong khi mang thai. Nếu các mẹ vẫn còn những thắc mắc liên quan hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.