Bà bầu bủn rủn chân tay là dấu hiệu của bệnh gì?

Khi mang thai mẹ bầu sẽ có những thay đổi về tâm lý và thể xác, kèm theo đó là một số biểu hiện không rõ nguyên nhân. Vậy bà bầu bủn rủn tay chân, người mệt mỏi khi mang thai là dấu hiệu của bệnh gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm câu trả lời.

Bạn đang đọc: Bà bầu bủn rủn chân tay là dấu hiệu của bệnh gì?

1. Bà bầu bủn rủn chân tay là dấu hiệu của bệnh gì?

Cơ thể của mẹ bầu khi mang thai thường thay đổi rất nhiều và không ổn định như người bình thường. Khi thai nhi lớn lên thì cơ thể sẽ có những thay đổi rõ rệt hơn ở hình thái bên ngoài cho đến trạng thái bên trong. Một trong những biểu hiện đáng lưu tâm mà nhiều chị em vẫn chưa hiểu rõ vấn đề cũng như cách giải quyết thế nào đó chính là hiện tượng bà bầu tay chân bủn rủn, kèm theo thể trạng người mệt mỏi, uể oải.

Theo nghiên cứu cho thấy, bà bầu chân tay bủn rủn không phải là bệnh lý mà là một trong những dấu hiệu bình thường của người phụ nữ khi mang thai. Lúc này, rất có thể cơ thể của mẹ đang thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, canxi. Bên cạnh đó nếu mẹ bầu phải lao động quá sức cũng dễ dẫn đến tình trạng tụt huyết áp và chân tay bủn rủn.

Bà bầu bủn rủn chân tay là dấu hiệu của bệnh gì?

Bà bầu bủn rủn tay chân, người mệt mỏi khi mang thai là dấu hiệu của bệnh gì?

2. Biện pháp khắc phục hiện tượng bà bầu chân tay bủn rủn

Để khắc phục hiện tượng chân tay bủn rủn các mẹ bầu có thể thực hiện một số phương pháp sau:

2.1 Tập thể dục thể thao mỗi ngày:

Khi mang thai cơ thể mẹ bầu có rất nhiều thay đổi, khi thai nhi lớn sẽ chèn vào các dây thần kinh và gây nên những cơn đau âm ỉ, khiến cơ thể mệt mỏi. Vậy nên những động tác thể dục mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn, các mẹ nên tập những bài tập cho tay, chân để giúp quá trình lưu thông máu được dễ dàng hơn.

2.2 Thường xuyên thay đổi tư thế:

Nếu trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường xuyên phải ngồi làm việc với máy tính thì hãy đứng lên đi lại, vận động các khớp tay, khớp chân. Ngoài ra, trong khi ngồi làm việc nên kê cao chân. Việc làm này sẽ giúp thư giãn các khớp tay, chân và giảm chứng tê nhức.

Tìm hiểu thêm: Thời điểm an toàn để điều trị tủy răng cho bà bầu

Bà bầu bủn rủn chân tay là dấu hiệu của bệnh gì?

Những động tác thể dục mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn

2.3 Bổ sung chất dinh dưỡng:

Các mẹ bầu cần chú ý bổ sung canxi trong quá trình mang thai để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi để giúp xương chắc khỏe hơn. Để bổ sung canxi các mẹ bầu có thể ăn những thực phẩm giàu canxi như tôm, cá, hải sản,…Ngoài canxi, các mẹ bầu còn phải chú ý bổ sung thêm sắt, vitamin nhóm B. Bởi nếu thiếu những dưỡng chất này cũng sẽ gây nên hiện tượng mẹ bầu bủn rủn tay chân.

2.4 Ngủ đúng tư thế:

Nằm nghiêng bên trái là tư thế ngủ tốt nhất cho bà bầu. Tuy nhiên,  các mẹ vẫn có thể thay đổi tư thế nằm nếu cảm thấy không thoải mái. Không nên dùng tay kê đầu mà hãy để chân cao hơn trong lúc ngủ, như vậy sẽ giúp giảm đau nhức và sưng phù chân.

2.5 Ngâm chân trước khi ngủ:

Ngâm chân vào nước ấm có pha thêm chút tinh dầu hoặc nước ấm pha muối, gừng  trước khi đi ngủ sẽ giúp làm giảm triệu chứng chân tay bủn rủn.

Nếu các mẹ bầu đã thực hiện tất cả những biện pháp trên mà hiện tượng bủn rủn tay chân vẫn không thuyên giảm thì hãy đến gặp các bác sĩ ngay để được kiểm tra, xác định nguyên nhân và có hướng xử trí kịp thời, tránh để lâu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ cũng như em bé.

Bà bầu bủn rủn chân tay là dấu hiệu của bệnh gì?

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về phương pháp điều trị ung thư gan mới nhất

Các mẹ bầu cần chú ý bổ sung canxi trong quá trình mang thai để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi để giúp xương chắc khỏe hơn

Với những biểu hiện và phương pháp khắc phục mỗi khi bà bầu bủn rủn tay chân, mệt mỏi khi mang thai trên đây, hy vọng có thể giúp các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu vẫn còn những thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *