Giá niềng răng hàm trên hết bao nhiêu tiền?

Hàm trên gặp phải một số vấn đề như hô, khấp khểnh, lệch lạc hay răng thưa… gây nên sự bất tiện trong quá trình ăn uống và khiến khuôn mặt trở nên thiếu thẩm mỹ. Để có thể khắc phục tình trạng đó, nhiều người đã lựa chọn các phương pháp niềng răng chỉnh nha để có thể sở hữu nụ cười hoàn mỹ, tự tin. Giá niềng răng hàm trên phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng răng miệng cũng như phương pháp niềng mà bạn lựa chọn.

Bạn đang đọc: Giá niềng răng hàm trên hết bao nhiêu tiền?

1. Trường hợp nào cần phải niềng răng hàm trên?

Niềng răng hàm trên là quá trình sử dụng khí cụ nha khoa để nắn chỉnh ra về đúng vị trí. Thông qua đó, giúp khôi phục khả năng nhai và hiệu quả thẩm mỹ cho khuôn mặt. Thông thường, người ta sẽ niềng cả hai hàm để khắc phục tính lệch lạc của răng cũng như đảm bảo sự cân đối giữa hai hàm. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định niềng một hàm, niềng riêng hàm trên để giúp tiết kiệm chi phí cũng như thời gian.

Các trường hợp cần niềng răng hàm trên có thể kể tới là:

– Răng hô, răng móm ở hàm trên khiến khuôn mặt mất cân đối.

– Răng khấp khểnh, lệch lạc làm ảnh hưởng tới khả năng nhai của mọi người.

– Răng thưa, răng hở kẽ khiến nụ cười thiếu thẩm mỹ làm mọi người mất tự tin.

– Răng bị sai lệch khớp cắn, mất cân đối với hàm dưới.

Giá niềng răng hàm trên hết bao nhiêu tiền?

Niềng răng được chỉ định với trường hợp hàm trên lệch lạc, khấp khểnh, mất cân đối cung hàm

Để có thể niềng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp X-Quang xác định tình trạng lệch lạc ở răng trước. Mỗi tình trạng răng miệng sẽ phù hợp với các phương pháp niềng khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp không chỉ mang lại hiệu quả chỉnh nha cao mà còn giúp tối ưu thời gian và chi phí niềng. Do đó, Thu Cúc TCI luôn khuyến khích bạn tới thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín để được xác định đúng tình trạng răng miệng và tư vấn phương pháp phù hợp.

2. Giá niềng răng hàm trên bao nhiêu tiền?

Về cơ bản, các phương pháp khác nhau sẽ mang lại hiệu quả chỉnh nha khác nhau và có chi phí niềng khác nhau:

– Niềng hàm trên bằng mắc cài kim loại có giá từ 15-30 triệu đồng.

– Niềng răng hàm trên bằng mắc cài sứ có giá cao hơn một chút, dao động từ 20-45 triệu đồng.

– Niềng răng mắc cài mặt trong có giá từ 15-50 triệu đồng.

– Niềng răng trong suốt (niềng không mắc cài) có giá cao nhất trong số các phương pháp hiện nay, dao động từ 30-100 triệu đồng.

Đồng thời, một số những yếu tố như tình trạng răng miệng, dịch vụ nha khoa… cũng quyết định tới khoản tiền bạn phải bỏ ra nếu muốn sở hữu nụ cười tự tin nhất.

Tìm hiểu thêm: Những tai biến sản khoa thường gặp

Giá niềng răng hàm trên hết bao nhiêu tiền?

Giá niềng răng hàm trên cao bao nhiêu phụ thuộc nhiều vào phương pháp niềng

Trên đây là mức giá niềng răng tham khảo, bạn muốn biết chính xác chi phí mình cần bỏ ra để sở hữu hàm răng đều đẹp thì cần liên hệ trực tiếp tới các cơ sở nha khoa để được thăm khám, xác định tình trạng răng miệng và tư vấn phương pháp niềng phù hợp.

Trên thực tế, chi phí niềng răng hàm trên có phần ít hơn, tuy nhiên không chênh lệch quá nhiều so với niềng răng cả hai hàm. Nguyên nhân là do, việc chỉnh nha một hàm đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao, kỹ thuật phức tạp để cân chỉnh răng về đúng vị trí mà không làm sai lệch khớp hàm. Do đó, nếu có điều kiện, bạn nên lựa chọn niềng cả hai hàm để sở hữu nụ cười hoàn hảo nhất.

3. Cần lưu ý những gì khi niềng răng hàm trên?

Để đảm bảo hiệu quả niềng cũng như an toàn thì bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín khi có nhu cầu niềng răng chỉnh nha hàm trên. Nên thăm khám với bác sĩ có chuyên môn cao, sử dụng công nghệ niềng răng hiện đại để đạt được hiệu quả tốt nhất khi niềng răng.

Đồng thời, trong quá trình niềng răng, bạn cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học bao gồm”

– Sử dụng thực phẩm mềm, lỏng, dễ ăn, dễ nhai và nuốt để vẫn đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết mà không làm ảnh hưởng tới mắc cài.

– Tránh ăn những món quá nóng, lạnh hay cay… để không làm hại men răng.

– Ăn nhiều thực phẩm tươi xanh, đặc biệt là nhiều rau củ, trái cây để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Bên cạnh đó, cách chăm sóc răng miệng khoa học cũng sẽ giúp cho quá trình niềng của bạn nhanh đạt được kết quả như ý hơn:

– Chải răng đều đặn ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm, mảnh. Thao tác chải răng nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương lợi và các mô mềm khác quanh răng.

– Súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám quanh răng. Bạn có thể sử dụng đồng thời cả chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ hoàn toàn mảng bám gây hôi miệng, sâu răng…

– Khám sức khỏe răng miệng định kỳ với bác sĩ chuyên khoa để có thể chủ động điều trị các vấn đề bệnh lý răng miệng nếu có.

Giá niềng răng hàm trên hết bao nhiêu tiền?

>>>>>Xem thêm: Hãy coi chừng: stress kéo dài cũng làm tăng nguy cơ ung thư

Thăm khám sức khỏe răng miệng thường xuyên để phòng ngừa bệnh lý về răng

Trên đây là thông tin về giá niềng răng hàm trên khi mắc phải một số vấn đề như khấp khểnh, lệch lạc… Hy vọng bài viết đã mang tới cho bạn những thông tin hữu ích trong việc tìm hiểu về sức khỏe răng miệng của mình. Đừng quên liên hệ tới các cơ sở nha khoa để được tư vấn chi tiết nhất nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *