Phù võng mạc: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Theo các chuyên gia nhãn khoa, việc định kỳ khám mắt có thể giúp nhận biết sớm tình trạng phù võng mạc ngay khi chưa có biểu hiện ra bên ngoài. Đặc biệt, với những đối tượng mắc các bệnh lý nguy cơ cao biến chứng phù hoàng điểm, võng mạc thì việc thăm khám thường xuyên lại càng quan trọng hơn.

Bạn đang đọc: Phù võng mạc: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

1. Tìm hiểu về triệu chứng phù võng mạc

1.1. Định nghĩa

Phù võng mạc hay còn gọi là phù hoàng điếm là tình trạng dịch tích tụ quá ngưỡng cho phép tại mắt gây ra tình trạng phù nề và suy giảm thị lực, biến dạng tầm nhìn ở người bệnh.

Bệnh lý này có thể xảy ra khi có bất kỳ tình trạng tích tụ và rò rỉ dịch bất thường nào từ những mạch máu ở võng mạc tổn thương. Trong giai đoạn đầu, người bị phù hoàng điểm thường không nhận rõ những dấu hiệu của bệnh và không có cảm giác đau, chỉ đến khi bệnh đã ở giai đoạn muộn những triệu chứng mới trở nên rõ ràng.

Phù võng mạc: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Bệnh lý này có thể xảy ra khi có bất kỳ tình trạng tích tụ và rò rỉ dịch bất thường nào từ những mạch máu ở võng mạc tổn thương.

1.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng phù hoàng điểm là bệnh võng mạc tiểu đường, một dạng biến chứng của bệnh đái tháo đường khi các tổn thương mạch máu ở võng mạc xảy ra liên tục, dịch rò rỉ vào võng mạc khiến các mô sưng lên. Thông thường bệnh sẽ ảnh hưởng đến cả hai mắt và có thể dẫn đến mù lòa. Theo các thống kê, phù hoàng điểm do tiểu đường là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến nhất ở những bệnh nhân bị võng mạc tiểu đường.

Ngoài ra một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng phù võng mạc, phù hoàng điểm có thể kể đến:

– Phẫu thuật mắt: Phù hoàng điểm là biến chứng có thể phát triển sau bất kỳ loại phẫu thuật mắt nào, bao gồm cả phẫu thuật điều trị glocom, đục thủy tinh thể hay các bệnh võng mạc. Khoảng 1 – 3% người phẫu thuật đục thủy tinh thể có nguy cơ phù hoàng điểm hậu phẫu vài tuần. Nếu một mắt bị ảnh hưởng, khả năng cao mắt còn lại cũng tương tự.

– Lão hóa: Tình trạng lão hóa hoàng điểm do tuổi tác là một bệnh lý đặc trưng bởi hiện tượng các mạch máu bắt đầu lớn lên từ màng mạch, đi vào võng mạc và rò rỉ dịch gây phù.

– Tắc nghẽn mạch máu võng mạc: Khi tĩnh mạch võng mạc tắc nghẽn, dịch không chảy ra ngoài đúng cách mà ngược lại rò rỉ vào võng mạc gây phù. Mức độ rò rỉ dịch sẽ phụ thuộc vào tình trạng tắc nghẽn, số lượng tĩnh mạch liên quan và nhãn áp. Bệnh lý này thường liên quan đến xơ vữa động mạch do tuổi tác, đái tháo đường, cao huyết áp và các bệnh về mắt như tăng nhãn áp hoặc viêm.

– Viêm nhiễm: Viêm màng bồ đào là tình trạng viêm gây sưng và phá hủy mô mắt, bệnh không chỉ ảnh hưởng đến màng bồ đào mà còn tác động đến giác mạc, mống mắt, thủy tinh thể, thấu kính, võng mạc, thần kinh thị giác và tròng trắng tại mắt. Ngoài ra, các bệnh viêm và rối loại hệ miễn dịch như nhiễm cytomegalovirus, hoại tử võng mạc, u hạt sarcoidosis, hội chứng Behçet, bệnh toxoplasmosis, bệnh Eales, hội chứng Vogt – Koyanagi  Harada cũng có thể ảnh hưởng đến mắt gây sưng và phá hủy các mô tại hoàng điểm.

Như vậy, có thể tóm tắt một vài yếu tố gia tăng nguy cơ phù võng mạc, phù hoàng điểm như sau:

– Đái tháo đường.

– Tắc nghẽn tĩnh mạch.

– Lão hóa.

– Di truyền.

– Tình trạng viêm nhiễm.

– Khối u tại mắt.

– Chấn thương mắt.

– Phẫu thuật mắt.

1.3. Dấu hiệu nhận biết

Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng phù hoàng điểm bao gồm:

– Nhìn thấy những đốm đen tại trung tâm vật.

– Nhìn vật bị mờ, cảm giác lượn sóng, biến dạng.

– Không rõ màu sắc vật.

– Khó thực hiện những công việc yêu cầu quan sát tỉ mỉ, chi tiết.

Tìm hiểu thêm: 9 triệu chứng về mắt nghiêm trọng cần cảnh giác

Phù võng mạc: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Phù hoàng điểm gây ra tình trạng suy giảm thị lực, biến dạng tầm nhìn ở người bệnh.

2. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị tình trạng phù hoàng điểm, võng mạc

2.1. Phương pháp chẩn đoán phù võng mạc, phù hoàng điểm

Để chẩn đoán phù võng mạc, phù hoàng điểm, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số bài kiểm tra như sau:

– Kiểm tra thị lực: Người bệnh sẽ được đánh giá thị lực bằng những phương pháp cơ bản như bảng Snellen. Từ đó, bác sĩ sẽ có những đánh giá cơ bản về thị lực của người bệnh cũng như xác định xem người bệnh có bị mất thị lực do phù hoàng điểm hay không.

– Kiểm tra mắt khi giãn đồng tử: Giúp bác sĩ quan sát rõ võng mạc và cung cấp thêm thông tin về tình trạng hoàng điểm, phát hiện rò rỉ mạch máu hoặc u nang.

– Chụp mạch huỳnh quang: Bác sĩ có thể chỉ định phương pháp này trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân bị phù hoàng điểm. Người bệnh sẽ được tiêm một loại thuốc cản quang đặc biệt vào tay, nhờ loại thuốc này máy chụp sẽ ghi lại những nơi thuốc đi qua. Nếu mạch máu bị tắc, thuốc sẽ không thể đi qua và hình ảnh cho ra sẽ có màu tối. Phương pháp này giúp xác định mức độ tổn thương, phù nề của hoàng điểm.

– Chụp cắt lớp quang học OCT: Một loại ánh sáng đặc biệt sẽ được sử dụng để nhìn rõ các lớp tế bào trong võng mạc, xác định mức độ sưng ở hoàng điểm. Bên cạnh đó kết quả chụp cắt lớp này cũng hỗ trợ theo dõi tình hình sức khỏe, đáp ứng thuốc của người bệnh hậu điều trị.

– Lưới Amsler: Phương pháp kiểm tra tầm nhìn, phát hiện những thay đổi dù là nhỏ nhất ở tầm nhìn trung tâm của bệnh nhân.

Phù võng mạc: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng tăng nhãn áp Glocom, làm sao để nhận biết?

Kiểm tra thị lực bằng những phương pháp cơ bản giúp bác sĩ bước đầu chẩn đoán bệnh.

2.2. Phương pháp điều trị phù võng mạc, phù hoàng điểm

Dựa vào giai đoạn bệnh cũng như tình hình sức khỏe từng đối tượng mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp bao gồm:

– Tiêm Anti – VEGF

Trước đây phương pháp chính để điều trị phù hoàng điểm là sử dụng laser bịt kín những mạch máu rò rỉ ở võng mạc. Tuy nhiên, thời gian gần đây các bác sĩ đã chuyển sang phương pháp điều trị bằng tiêm thuốc trực tiếp vào mắt. Tiêm Anti – VEGF hay còn gọi là tiêm nội nhãn là phương pháp làm chậm quá trình phù hoàng điểm bằng cách ngăn chặn sự hoạt động của VEGF (yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu) bởi việc VEGF hoạt động quá mức chính là nguyên nhân khiến các mạch máu mỏng manh và dễ vỡ, rò rỉ vào hoàng điểm gây phù.

– Điều trị viêm

Nếu tình trạng phù hoàng điểm bị gây ra bởi các vấn đề viêm nhiễm tại mắt thì bác sĩ sẽ lựa chọn điều trị bằng corticosteroid (steroid) để giảm viêm. Một số loại thuốc chống viêm có thể dùng dưới dạng thuốc uống, thuốc tra hoặc tiêm xung quanh mắt. Đối với bệnh nhân phẫu thuật đục thủy tinh thể có thể được chỉ định sử dụng thuốc chống viêm không steroid dạng thuốc tra mắt trước hoặc hậu phẫu nhằm đề phòng phù hoàng điểm.

– Phẫu thuật cắt dịch kính

Trong trường hợp bệnh nhân bị phù hoàng điểm do thủy tinh thể kéo theo điểm vàng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật loại bỏ dịch kính. Phương pháp này thực hiện nhanh chóng và bệnh nhân có thể ra về ngay trong ngày.

Trên đây là những thông tin chung về tình trạng phù võng mạc, phù hoàng điểm. Hi vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc của bản thân. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi về mắt, hãy liên hệ ngay đến Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được giải đáp nhanh nhất nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *