Những thắc mắc liên quan đến việc đi khám đau mắt đỏ

“Đau mắt đỏ” là một cách gọi khác của bệnh viêm kết mạc cấp do Adenovirus theo ngôn ngữ dân gian. Bệnh này thường xuất hiện trong mùa mưa và có khả năng lây lan nhanh chóng, dẫn đến tình trạng dịch bệnh đau mắt đỏ. Vậy, khi nào cần đi khám đau mắt đỏ, khám ở đâu và có những lưu ý gì?

Bạn đang đọc: Những thắc mắc liên quan đến việc đi khám đau mắt đỏ

Thời gian qua, bệnh đau mắt đỏ đã xuất hiện trên nhiều tỉnh thành của cả nước. Số lượng người đến viện khám bệnh liên quan đến mắt tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, 70-80% là trẻ em.

1. Đôi nét bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc)

1.1. Khái niệm

Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc, đây là tình trạng nhiễm trùng mắt có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi. Bệnh thường có xu hướng tăng lên khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh do vi khuẩn hoặc virus, hoặc có thể do dị ứng đối với các tác nhân như hóa chất và môi trường. Triệu chứng điển hình của bệnh này là mắt đỏ.

Bệnh thường bắt đầu đột ngột và xuất phát từ một mắt rồi lan sang mắt kia. Bệnh đau mắt đỏ có khả năng lây lan trong cộng đồng thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch từ mắt của người bệnh bằng đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần.

Bệnh có khả năng gây ra những đợt dịch trong cộng đồng và người mắc có thể trải qua nhiều lần đau mắt đỏ.

Những thắc mắc liên quan đến việc đi khám đau mắt đỏ

Thời tiết chuyển mùa là thời điểm dịch đau mắt đỏ có thể bùng phát

1.2. Nguyên nhân

Đau mắt đỏ thường có nguyên nhân chủ yếu là do virus, chiếm từ 65% đến 90% các trường hợp.

Bệnh này dễ dàng lây lan và có khả năng truyền nhiễm qua nhiều kênh tiếp xúc khác nhau, bao gồm tiếp xúc trực tiếp thông qua hô hấp, tiếp xúc với nước bọt, qua tay, hoặc tiếp xúc với các đồ vật và vật dụng cá nhân của người bệnh như mắt kính và khăn mặt.

Bệnh cũng có thể lây truyền thông qua thói quen sờ mắt, mũi, hoặc miệng khi người bệnh vô tình mang virus từ môi trường bên ngoài vào cơ thể.

Những yếu tố như thời tiết và môi trường cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và bùng phát của bệnh. Bao gồm thời tiết nắng nóng chuyển đổi sang mưa, tăng độ ẩm không khí, môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, và sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Khi chuyển mùa, hệ thống miễn dịch của người dễ yếu đi, tạo điều kiện thuận lợi cho virus tấn công.

Các môi trường công cộng như công sở và lớp học thường là nơi bệnh có thể lây truyền rộng rãi.

Lưu ý, bệnh đau mắt đỏ không lây truyền khi hai người nhìn nhau mà không tiếp xúc với các chất lỏng hoặc đồ vật mà có virus.

1.3. Khi nào nên đi khám đau mắt đỏ?

Mặc dù đau mắt đỏ thường được xem là một bệnh không nguy hiểm, nhưng nó vẫn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho mắt nếu người bệnh không được chăm sóc hoặc điều trị đúng cách. Đặc biệt, người già và trẻ em mắc đau mắt đỏ thường có nguy cơ tiến triển các biến chứng cao hơn. Bệnh này có nguồn gốc từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và không phải trường hợp đau mắt đỏ nào cũng cần sử dụng kháng sinh hoặc kháng viêm.

Tìm hiểu thêm: Bệnh đau mắt hột: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Những thắc mắc liên quan đến việc đi khám đau mắt đỏ

Khi nhận thấy đôi mắt đang không khỏe, hãy đi khám mắt ngay!

Hơn nữa, bệnh đau mắt đỏ cũng có nguy cơ tái phát nhiều lần, đặc biệt là ở những người có sức đề kháng yếu hoặc dễ bị kích ứng với các dị nguyên từ môi trường. Điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của đôi mắt.

Khi có dấu hiệu của đau mắt đỏ hoặc mắt cảm thấy khó chịu, việc đầu tiên là nên đi khám bệnh tại chuyên khoa mắt để được hướng dẫn cách điều trị đúng và kịp thời. Đồng thời, bác sĩ sẽ giúp bạn trong việc phân biệt các triệu chứng đau mắt đỏ với các bệnh mắt nguy hiểm khác như viêm màng bồ đào, viêm loét giác mạc. Cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, kính mắt. Tránh sử dụng chung đồ dùng với người khác, tránh tiếp xúc với đám đông ít nhất trong 3 – 5 ngày. Không được sử dụng chung một lọ thuốc nhỏ mắt cho nhiều người và luôn sử dụng bông gòn sạch khi lau nhẹ mắt một lần rồi bỏ đi. Hãy rửa tay nhiều lần bằng xà phòng, đặc biệt là trước và sau khi sử dụng thuốc nhỏ mắt.

2. Nên đi khám đau mắt đỏ ở đâu?

2.1. Địa chỉ uy tín để đi khám đau mắt đỏ

Với mong muốn mang lại cho mọi người đôi mắt khỏe mạnh và rạng ngời để tận hưởng cuộc sống, Chuyên khoa Mắt tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI cung cấp đầy đủ dịch vụ chăm sóc và điều trị các vấn đề liên quan đến mắt.

Chuyên khoa Mắt tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI quy tụ những chuyên gia có tiếng trong lĩnh vực nhãn khoa. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, đảm bảo hiệu quả tối đa trong điều trị, đội ngũ chuyên gia tại Thu Cúc TCI liên tục cập nhật kiến thức và áp dụng các công nghệ, phương pháp mới nhất trong lĩnh vực mắt thông qua việc tham gia các khóa đào tạo, hội thảo cả trong và ngoài nước.

Nhằm hỗ trợ các bác sĩ trong việc chẩn đoán chính xác và đảm bảo hiệu quả tối ưu cho bệnh nhân, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI luôn đầu tư vào trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, đảm bảo cung cấp các máy móc, thiết bị tiện nghi cho quá trình thăm khám, phẫu thuật.

Ngoài việc đầu tư vào trang thiết bị tiên tiến, môi trường y tế tại Thu Cúc TCI luôn được duy trì sạch sẽ, thoáng đãng. Quy trình khử khuẩn tiến hành định kỳ để đảm bảo an toàn tối đa cho bệnh nhân. Điều này thường được nhiều khách hàng đánh giá cao khi họ đến thăm khám và điều trị tại Chuyên khoa Mắt của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI.

Những thắc mắc liên quan đến việc đi khám đau mắt đỏ

>>>>>Xem thêm: 5 Điều cần biết về phẫu thuật tật khúc xạ smile

Chuyên khoa mắt Thu Cúc TCI là nơi nhiều khách hàng tin cậy lựa chọn

Ngoài các yếu tố về cơ sở vật chất và trang thiết bị, dịch vụ chất lượng cao cũng là một trong những lợi thế của Thu Cúc TCI. Đội ngũ nhân viên tận tâm và chu đáo của Thu Cúc TCI luôn nỗ lực để mang đến những trải nghiệm tốt cho khách hàng, bao gồm dịch vụ chăm sóc tận tình và đầy đủ. Tại các khu vực tiếp đón và khu vực chờ, luôn có nhân viên sẵn sàng để hỗ trợ và hướng dẫn khách hàng mọi lúc.

2.2. Trước khi đi khám đau mắt đó, bạn cần lưu ý những gì?

Khi bạn đã tìm được bệnh viện mắt phù hợp để khám và điều trị đau mắt đỏ, quá trình chuẩn bị và thực hiện khám nên tuân theo các điểm sau đây:

– Gọi điện để đặt lịch trước: Trước khi đến bệnh viện, bạn nên liên hệ qua số hotline của bệnh viện để đặt lịch khám trước. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý thời gian, tránh việc phải chờ đợi lâu tại phòng khám.

– Chuẩn bị giấy tờ cần thiết: Đừng quên mang theo đầy đủ giấy tờ cá nhân và thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng hoàn tất các thủ tục và đảm bảo quyền lợi bảo hiểm của mình.

– Trang bị bảo vệ cá nhân: Đau mắt đỏ có khả năng lây nhiễm, vì vậy trước khi đến bệnh viện, hãy đảm bảo bạn đã đeo khẩu trang, kính bảo hộ và vệ sinh tay đúng cách. Điều này không chỉ bảo vệ bạn mà còn giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh trong cộng đồng.

– Chuẩn bị thêm kinh phí dự phòng: Nên mang theo một số tiền dự phòng để đối phó với bất kỳ chi phí bổ sung nào có thể phát sinh, chẳng hạn như các xét nghiệm bổ sung hoặc thuốc phải sử dụng trong quá trình điều trị.

– Lên kế hoạch trước cho buổi khám: Trước khi đến, nên xác định các câu hỏi cần hỏi bác sĩ trong quá trình khám và tư vấn. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chăm sóc đôi mắt của mình và cách điều trị hiệu quả. Các câu hỏi quan trọng có thể bao gồm: cách chăm sóc mắt tại nhà, cách sử dụng thuốc, dinh dưỡng phù hợp, quy tắc nghỉ ngơi, và bất kỳ điều gì liên quan đến quá trình hồi phục.

Nắm vững những điều này sẽ giúp bạn tận dụng tối đa hiệu quả của buổi đi khám và điều trị tại bệnh viện mắt.

Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin cho những thắc mắc liên quan đến bệnh đau mắt đó cũng như lời khuyên dành cho bạn khi đi khám đau mắt đỏ. Cùng chia sẻ bài viết này với gia đình và bạn bè của bạn để họ cũng có được những thông tin hữu ích.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *