Có nhiều nguyên nhân khiến răng hàm của chúng ta bị mất hoặc bị hư hại, điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cả hàm răng mà còn làm giảm sút chức năng ăn nhai. Do đó, nhiều người đã tìm đến các phương pháp trồng răng để khắc phục tình trạng này.
Bạn đang đọc: GIẢI ĐÁP: Trồng răng hàm giá bao nhiêu
Vậy trồng răng hàm giá bao nhiêu, chi phí của từng phương pháp như thế nào, theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!
1. Những trường hợp nào nên thực hiện trồng răng hàm?
Trồng răng hàm là phương pháp thay thế chiếc răng thật bị tổn thương mà không thể khắc phục được bằng những phương pháp phục hình nha khoa. Ngoài ra, hàm răng cũng có vai trò quan trọng liên quan đến phát âm, do đó khi mất răng thì giọng nói cũng có thể thay đổi ít nhiều.
Trồng răng hàm được áp dụng cho những trường hợp như:
– Người bị mất một hoặc mất nhiều răng
– Trường hợp hàm răng thưa thớt, có kẽ hở lớn, gây khó khăn cho việc ăn nhai đồng thời mất thẩm mỹ
– Hàm răng bị sứt mẻ, bị gãy hoặc xỉn màu nặng
– Răng sâu nặng, đã can thiệp bằng các phương pháp phục hình nhưng không có hiệu quả
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng nên áp dụng phương pháp trồng răng. Nói cách khác, trồng răng hàm chống chỉ định cho những trường hợp dưới đây:
– Trẻ dưới 16 tuổi
– Phụ nữ đang mang thai
– Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý mạn tính, tim mạch bẩm sinh hay rối loạn thần kinh, ung thư, máu khó đông
Trồng răng là phương pháp hiệu quả giúp thay thế chiếc răng đã mất, đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ
2. Trồng răng hàm giá bao nhiêu?
Với thắc mắc trồng răng hàm giá bao nhiêu, chi phí sẽ phụ thuộc vào phương pháp trồng răng cũng như số lượng răng cần nhổ. Hiện nay, các phương pháp trồng răng cụ thể như sau:
2.1. Chi phí của phương pháp trồng răng hàm bằng hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là phương pháp trồng răng giả được áp dụng cho những trường hợp mất một, nhiều răng hoặc mất toàn hàm. Cấu tạo của hàm giả tháo lắp bao gồm nền hàm được làm bằng các chất liệu như nhựa hoặc kim loại, tương tự, phần răng được làm từ sứ và nhựa.
Hiện nay, đây là phương pháp trồng răng có mức chi phí tiết kiệm nhất, với mức giá trung bình dao động trong khoảng từ 1.000.000 – 3.000.000 VNĐ/răng
Mặc dù sở hữu mức chi phí hợp lý, đồng thời đảm bảo chức năng ăn nhai cơ bản và được đánh giá là khá an toàn, tuy nhiên phương pháp này cũng tồn tại rất nhiều hạn chế như lực nhai của răng khá yếu, răng không nhai được các thức ăn quá cứng và dai. Ngoài ra, tuổi thọ của răng cũng vô cùng ngắn, sau khoảng 3 đến 5 năm là răng phải làm lại từ đầu.
Đặc biệt, hàm giả tháo lắp không thể thay thế được cho chân răng đã mất, do đó, nếu như về lâu dài thì xương hàm có thể gặp phải tình trạng bị tiêu, tụt nướu, khiến cho gương mặt dễ lão hóa sớm. Ngoài ra, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ, bạn cũng cần phải tháo hàm ra để vệ sinh nên khá bất tận.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu tất tần tật về viêm âm đạo teo ở nữ giới
Với thắc mắc trồng răng hàm giá bao nhiêu, mỗi phương pháp trồng răng sẽ có mức chi phí riêng
2.2. Chi phí của phương pháp trồng răng hàm bằng cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp trồng răng giả cố định bằng cách mài đi 2 răng bên cạnh để làm trụ giúp nâng đỡ cầu răng sứ, thay thế cho răng đã mất. Răng sứ được chế tác dính liền vào với nhau, gắn chặt với răng thật đã mài và không thể tháo ra lắp vào giống như với hàm răng giả bình thường.
So với phương pháp hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ có lực ăn nhai tốt hơn, ngoài ra thì phương pháp này cũng được đánh giá là có tính thẩm mỹ cao hơn. Tuy nhiên, cũng tương tự như phương pháp hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ cũng không thể khắc phục được các tình trạng như tiêu xương hàm hay tụt nướu, do đó dễ gây nguy cơ viêm nướu, hôi miệng, khiến chúng ta mất tự tin trong giao tiếp. Ngoài ra, phương pháp này cũng đòi hỏi người mất răng phải có đủ 2 răng khỏe mạnh kế cận khoảng trống mất răng thì mới có thể làm trụ cho mão răng.
Về chi phí, giá thành của phương pháp cầu răng sứ sẽ dựa trên số lượng mão cần phải sử dụng, chi phí trung bình sẽ là khoảng từ 5 đến 6 triệu/mão để điều trị. Nếu như số lượng răng hàm của bạn cần trồng càng nhiều thì chi phí sẽ càng tăng cao.
2.3. Chi phí của phương pháp trồng răng hàm bằng cấy ghép Implant
Hiện nay, có thể nói cấy ghép Implant là kỹ thuật nha khoa hiện đại bậc nhất hiện nay. Trong quá trình tiến hành trồng răng Implant, trụ Titanium sẽ được đặt vào bên trong xương hàm vùng mất răng. Sau khi cấy ghép, xương sẽ tự bám vào bề mặt Implant và tạo độ bám vững chắc cho các chân răng nhân tạo. Nhờ vậy, răng được gắn lên trụ Implant sẽ không bị dịch chuyển và trượt trong miệng khi ăn nhai hay khi nói chuyện.
Phương pháp này mang lại rất nhiều ưu điểm tuyệt vời như có độ thẩm mỹ cao, khả năng phục hồi nhanh chóng, đặc biệt là đảm bảo chức năng ăn nhai gần giống với răng thật, kể cả với những món ăn cứng và dai cũng như tương ứng hoàn hảo với cơ thể. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có tuổi thọ rất cao, khoảng trên 20 năm, thậm chí là duy trì vĩnh viễn nếu như được chăm sóc tốt.
Hiện nay, chi phí trồng răng hàm bằng phương pháp Implant dao động từ 15 đến hơn 20 triệu/răng trở lên (chi phí đã bao gồm các khoản như giá trụ Implant, khớp nối Abutment hay mão sứ).
Hi vọng rằng với những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn được giải đáp thắc mắc trồng răng hàm giá bao nhiêu cũng như tìm hiểu về các phương pháp trồng răng.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về ung thư biểu mô tuyến dạ dày
Công nghệ trồng răng Implant tại Thu Cúc TCI được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ đầu ngành
Hiện nay, khoa Răng Hàm Mặt – Thu Cúc TCI tự hào là một trong những địa chỉ nha khoa tin cậy của hàng triệu khách hàng. Đến với Thu Cúc TCI, khách hàng có thể an tâm tuyệt đối với quy trình trồng răng an toàn, hiệu quả, đảm bảo đúng kỹ thuật được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ Răng Hàm Mặt đầu ngành, đi cùng với đó là hàng loạt tiện ích nổi bật như:
– Công nghệ trồng răng với những ưu việt vượt trội như độ bền, tính thẩm mỹ cao, phục hồi hoàn toàn chức năng răng
– Thủ tục thanh toán vô cùng linh hoạt, đơn giản
– Không gian rộng rãi, tiện nghi, cho khách hàng trải nghiệm thoải mái nhất
– Áp dụng linh hoạt chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.