Niềng răng có thể nói là kỹ thuật nắn chỉnh răng hiệu quả, đem lại hàm răng thẩm mỹ cho khách hàng. Với những khách hàng niềng răng, chi phí luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Vậy giá tiền nắn chỉnh răng hiện nay cụ thể là bao lâu, cùng theo dõi bài viết dưới đây để được “bật mí” lời giải đáp chi tiết bạn nhé!
Bạn đang đọc: Giá tiền nắn chỉnh răng hiện nay là bao nhiêu?
1. Những lợi ích tuyệt vời của niềng răng bạn chưa biết
Về khái niệm niềng răng, đây là kỹ thuật nắn chỉnh răng sử dụng các khí cụ nha khoa như hệ thống mắc cài và dây cung để tạo lực tác động lên răng, kéo răng dịch chuyển đúng vị trí mong muốn.
Niềng răng được biết đến nhiều với tác dụng làm đẹp, tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng, giúp người niềng có thể tự tin cười nói, giao tiếp khi đã có hàm răng đều đẹp, chuẩn khớp cắn. Tuy nhiên bên cạnh tác dụng kể trên, niềng răng còn sở hữu rất nhiều lợi ích tuyệt vời khác có thể bạn chưa biết như:
– Thực hiện ăn nhai tốt hơn thời điểm trước khi niềng
Kết thúc quá trình niềng răng, khớp cắn và tương quan hàm trở về đúng vị trí tạo điều kiện cho cử động hàm trở nên nhịp nhàng hơn. Ngoài ra thì niềng răng cũng cải thiện lực nhai tiếp xúc giữa 2 hàm, giúp cho người niềng có thể ăn nhai tốt hơn
– Cân đối đáng kể tương quan giữa 2 hàm
Những trường hợp vòm hàm không chuẩn, sau khi niềng răng, cả răng và xương hàm đều được tác động hiệu quả nhằm tạo ra sự cân đối giữa chiều dài và chiều rộng ở vòm hàm trên và dưới
– Khuôn mặt cân đối, hài hòa hơn nhờ niềng răng
Ở một số trường hợp sau khi niềng răng, các khí cụ niềng răng sẽ tạo lực kéo lên răng, nhờ đó giúp răng được kéo về vị trí mong muốn đồng thời cải thiện những khiếm khuyết thường gặp như răng hô, móm, khấp khểnh. Ngoài ra thì khi khớp cắn được cân đối, gương mặt cũng sẽ có cảm giác thon gọn, hài hòa hơn rất nhiều so với thời điểm chưa niềng.
– “Chặn đứng” nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng
Ở những trường hợp có hàm răng bị lệch khớp, sai khớp cắn thì nguy cơ mảng bám thức ăn đọng lại trên răng sẽ là rất cao so với người bình thường. Lúc này, vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để sinh sôi, phát triển, kéo theo đó là hàng loạt bệnh lý như: Cao răng, viêm nướu, sâu răng, hôi miệng… Sau niềng răng, khớp cắn được ổn định, răng về vị trí ngang hàng thẳng lối, từ đó sẽ giúp bạn vệ sinh răng dễ dàng, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng.
– Cải thiện các lỗi phát âm
Sau khoảng từ 18 đến 24 tháng khi đã tháo mắc cài, răng sẽ không còn tình trạng bị lệch hay hô, móm nữa, từ đó phát âm của bạn sẽ trở nên lưu loát hơn, giọng nói cũng chuẩn và tròn trịa hơn. Tuy nhiên, điều này thường ghi nhận ở một số trường hợp, không phải bất cứ ai niềng răng cũng sẽ được cải thiện chức năng phát âm.
Niềng răng là kỹ thuật nắn chỉnh răng sử dụng các khí cụ nha khoa như hệ thống mắc cài và dây cung
2. Giá tiền nắn chỉnh răng từng phương pháp
Hiện nay, niềng răng được biết đến với 2 kỹ thuật phổ biến đó là: Niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài. Mỗi kỹ thuật đều có đặc điểm khác nhau, sở hữu ưu, nhược điểm riêng cũng như có mức chi phí đa dạng phù hợp sự lựa chọn của khách hàng.
Vậy thì phương pháp niềng răng nào phù hợp với “túi tiền” của bạn, khám phá ngay giá tiền nắn chỉnh răng ở từng phương pháp ngay tại đây nhé!
Tìm hiểu thêm: 5 triệu chứng phổ biến nhất của ung thư thận
Giá tiền nắn chỉnh răng ở mỗi phương pháp sẽ có sự khác nhau
2.1. Giá tiền nắn chỉnh răng ở phương pháp niềng răng có mắc cài
Niềng răng mắc cài là phương pháp sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung để tạo lực kéo lên răng. Đây được xem là phương pháp phổ biến hơn cả, được nhiều khách hàng lựa chọn bởi cân bằng được các yếu tố thẩm mỹ, hiệu quả cũng như mức độ tiện lợi. Đặc biệt, khách hàng có thể lựa chọn mắc cài được làm từ các chất liệu đa dạng, chủ yếu là kim loại, sứ hay pha lê tùy theo nhu cầu cũng như tình trạng răng miệng.
2.1.1. Mắc cài kim loại thường
Đây là loại mắc cài truyền thống đã quá quen thuộc với các khách hàng chỉnh nha. Mắc cài kim loại truyền thống có ưu điểm lớn nhất đó là hiệu quả cao, lực kéo ổn định, giúp bạn có thể hoàn toàn yên tâm với kết quả đạt được sau niềng răng. Ngoài ra mắc cài kim loại hiệu quả ngay cả với những trường hợp răng sai lệch phức tạp, đây được xem là một lợi thế lớn bởi không phải phương pháp niềng răng nào cũng làm được.
Ngoài ra thì mắc cài kim loại thường cũng sở hữu mức giá khá “mềm”, chỉ dao động trong khoảng từ 20 đến 30 triệu, hiện tại đây cũng là phương pháp niềng răng có mức giá thấp nhất. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này đó là không đảm bảo thẩm mỹ, ngoài ra thì khi mới đeo mắc cài sẽ gây ra một số vấn đề như đau nhức, khó chịu do mắc cài khá dày hay dây cung đâm vào má, nướu.
2.1.2. Mắc cài kim loại tự buộc
Mắc cài kim loại tự buộc được trang bị thêm hệ thống nắp trượt tự động thay thế cho chun buộc như ở mắc cài thường, giúp dây cung có thể trượt tự do trong rãnh mắc cài. Nhờ đó quá trình niềng răng của bạn sẽ diễn ra hiệu quả và nhanh chóng hơn, trung bình có thể rút ngắn thời gian niềng răng từ 2 đến 8 tháng tùy từng trường hợp.
Chính vì vậy mà chi phí niềng răng cũng cao hơn so với mắc cài kim loại thường, có thể dao động từ 40 đến hơn 50 triệu/2 hàm tùy từng địa chỉ thực hiện.
2.1.3. Mắc cài sứ
Chất liệu sứ được sử dụng không chỉ tăng tính thẩm mỹ so với mắc cài kim loại mà còn đảm bảo an toàn, lành tính với người sử dụng, bên cạnh đó mắc cài có thiết kế góc cạnh cũng như bề mặt trơn láng nên không gây khó chịu, đau nhức. Mắc cài sứ hiện có chi phí từ 30 đến hơn 40 triệu/2 hàm, chi phí có thể đắt hơn với những trường hợp sai lệch nặng.
2.2. Giá tiền nắn chỉnh răng ở phương pháp niềng răng không mắc cài
Niềng răng không mắc cài, hay niềng răng trong suốt là phương pháp chỉnh nha ưu việt bậc nhất hiện nay.
Thứ nhất, phương pháp này sử dụng hệ thống khay niềng trong suốt thay thế hoàn toàn cho mắc cài cũng như dây cung. Như vậy, khay niềng gần như vô hình giúp bạn có trải nghiệm “niềng như không niềng”, hoàn toàn xóa bỏ triệt để nỗi tự ti khi đeo mắc cài niềng răng.
Thứ hai, phương pháp này vô cùng tiện lợi, khay niềng có thể dễ dàng tháo ra lắp vào mỗi khi ăn hoặc khi vệ sinh răng miệng.
Ngoài ra, niềng răng trong suốt còn mang đến cho bạn loạt lợi ích như: Rút ngắn quá trình thăm khám định kỳ, biết trước kết quả niềng răng, hạn chế tuyệt đối cảm giác đau nhức, khó chịu như ở niềng răng mắc cài…
Với loạt ưu điểm kể trên, không ngạc nhiên khi niềng răng trong suốt có mức chi phí ngất ngưởng, dao động trong khoảng từ 80 đến hơn 150 triệu/2 hàm, chi phí tăng cao với những trường hợp cần “tiêu tốn” số lượng khay niềng nhiều hơn.
Hi vọng rằng với những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn tìm hiểu về giá tiền nắn chỉnh răng hiện nay, qua đó lựa chọn được phương pháp niềng răng phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Cách chăm sóc răng hàn, nên và không nên
Khách hàng niềng răng tại Thu Cúc TCI
Để quá trình niềng răng đạt hiệu quả tốt, đừng quên lựa chọn cơ sở uy tín, tin cậy với đội ngũ bác sĩ giỏi, có trình độ chuyên môn cao. Hiện nay, tại Thu Cúc TCI đang triển khai dịch vụ niềng răng đa dạng như: Niềng răng kim loại, niềng răng kim loại tự buộc, niềng răng sứ, niềng răng trong suốt Invisalign…
Với bất kỳ phương pháp nào, khách hàng cũng có thể an tâm tuyệt đối với hiệu quả đạt được bởi quy trình chỉnh nha được thực hiện trực tiếp bởi đội ngũ bác sĩ Răng Hàm Mặt đầu ngành giàu chuyên môn. Cùng với đó, Thu Cúc TCI không quên chú trọng đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất cũng như hệ thống phòng nha để giúp khách hàng có trải nghiệm thoải mái nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.