Niềng răng là giải pháp hữu ích nắn chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Hiện nay, bạn có thể lựa chọn giữa các phương pháp niềng răng đa dạng như niềng răng mắc cài hoặc niềng răng không mắc cài. Vậy niềng răng giá bao nhiêu, thời gian niềng răng bao lâu, cùng tìm hiểu bài viết để được giải đáp nhé!
Bạn đang đọc: Niềng răng giá bao nhiêu hiện nay?
1. Yếu tố nào ảnh hưởng đến chi phí niềng răng
Niềng răng là phương pháp sử dụng lực kéo từ hệ thống mắc cài, dây cung hay khay niềng trong suốt để điều chỉnh răng dịch chuyển về vị trí mong muốn trên cung hàm. Tùy thuộc vào nhu cầu cũng như khả năng tài chính, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp.
Trên thực tế, rất khó để có thể xác định chi phí niềng răng cụ thể bởi con số còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như:
– Mức độ sai lệch cụ thể ở từng trường hợp
Đối với những người bị lệch lạc, hô, móm… ở mức độ nhẹ thì chi phí niềng răng sẽ thấp hơn so với trường hợp sai lệch phức tạp. Ngoài ra, với những người đang điều trị một số bệnh lý răng miệng như: Sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu… thì bác sĩ sẽ cần điều trị triệt để các bệnh kể trên rồi mới tiếp tục tiến hành niềng răng. Việc điều trị bệnh lý trước khi chỉnh nha sẽ phát sinh thêm chi phí điều trị.
– Phương pháp chỉnh nha
Như đã đề cập đến ở trên, hiện nay bạn có thể lựa chọn các phương pháp niềng răng với mức giá khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân cũng như tình trạng răng miệng cụ thể. Mỗi phương pháp sẽ có mức giá khác nhau, ví dụ nếu như bạn muốn tiết kiệm chi phí thì có thể lựa chọn niềng răng mắc cài kim loại truyền thống, tuy nhiên phương pháp này không đảm bảo về mặt thẩm mỹ. Ngược lại, nếu có tài chính thoải mái đồng thời yêu cầu cao về mặt thẩm mỹ thì niềng răng mắc cài trong suốt Invisalign sẽ là phương án thích hợp dành cho bạn.
– Địa chỉ thực hiện niềng răng
Mỗi cơ sở thực hiện sẽ có đội ngũ bác sĩ, trang thiết bị cũng như công nghệ niềng răng khác biệt, do đó, chi phí niềng răng ở mỗi nơi cũng sẽ có sự chênh lệch. Ví dụ, đối với những địa chỉ nha khoa uy tín, có thương hiệu, bác sĩ chất lượng, trang thiết bị máy móc hiện đại thì chi phí sẽ cao hơn là những cơ sở chưa được kiểm định về chất lượng.
Hiện nay, niềng răng được cải tiến thành nhiều hình thức đa dạng đáp ứng sự lựa chọn của các khách hàng
2. Niềng răng giá bao nhiêu?
Để có thể giải đáp tường tận thắc mắc “niềng răng giá bao nhiêu”, cùng tìm hiểu chi phí niềng răng ở từng phương pháp dưới đây nhé:
2.1. Chi phí cho phương pháp niềng răng mắc cài kim loại truyền thống
Có thể nói mắc cài kim loại truyền thống là phương pháp niềng răng phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung được làm từ hợp kim để chỉnh nha, dây cung được cố định trong rãnh mắc cài nhờ vào thun buộc cố định. Loại thun này có lực đàn hồi tốt và ổn định đảm bảo cho quá trình chỉnh nha diễn ra liên tục, hiệu quả.
Đối với phương pháp này, thời gian điều trị có thể ngắn hơn so với các phương pháp khác. Ngoài ra, phương pháp này còn có ưu điểm đó là sở hữu mức giá hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này đó là tính thẩm mỹ, do đó không phù hợp đối với những khách hàng có yêu cầu cao về thẩm mỹ.
Hiện nay, chi phí niềng răng mắc cài kim loại nằm trong khoảng 20.000.000 đến 30.000.000/2 hàm.
Tìm hiểu thêm: Tắc vòi trứng là gì, tắc vòi trứng có chữa được không?
Niềng răng giá bao nhiêu phụ thuộc vào phương pháp niềng răng, hiện nay, niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp có mức chi phí thấp nhất
2.2. Chi phí cho phương pháp niềng răng mắc cài kim loại tự buộc (tự đóng)
Mắc cài kim loại tự buộc là phương pháp niềng răng sử dụng hệ thống nắp trượt tự động để cố định dây cung trong mắc cài mà không cần phải sử dụng dây thun như mắc cài kim loại truyền thống. Nhờ vào ưu điểm này, quá trình niềng răng diễn ra liên tục, liền mạch, rút ngắn thời gian niềng răng từ 2 đến 8 tháng.
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc có chi phí dao động trong khoảng hơn 40 đến 60 triệu tùy từng trường hợp, mức độ phức tạp của răng.
2.3. Chi phí cho phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong
Phương pháp này sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung được gắn vào mặt trong của thân răng thay vì mặt ngoài, nhờ đó, phương pháp này có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, phương pháp này lại có mức chi phí khá cao, dao động trong khoảng từ 50 đến hơn 80 triệu. Ngoài ra thì hạn chế của mắc cài mặt lưỡi đó là mắc cài nằm bên trong thân răng khiến cho việc ăn uống hay giao tiếp cũng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, phương pháp này có kỹ thuật thực hiện tương đối phức tạp nên bác sĩ thực hiện cần đảm bảo có tay nghề, trình độ cao thì niềng răng mới đạt hiệu quả cao.
2.4. Chi phí cho phương pháp niềng răng mắc cài sứ
Mắc cài sứ làm từ sứ cao cấp, đây là chất liệu an toàn, lành tính đối với người sử dụng, ngoài ra mắc cài có màu sắc tương tự với răng thật nên có tính thẩm mỹ cao hơn so với mắc cài bằng kim loại.
Nhờ vào ưu điểm trên, mắc cài sứ có chi phí khá cao, có thể dao động trong khoảng 30 đến 55 triệu/ 2 hàm.
2.5. Chi phí cho phương pháp niềng răng mắc cài trong suốt Invisalign
Niềng răng trong suốt Invisalign, hay còn được biết đến với tên gọi niềng răng không mắc cài là phương pháp niềng răng hiện đại, sử dụng khay niềng trong suốt được chế tác từ Hoa Kỳ. Nhờ vào hệ thống mắc cài trong suốt ôm sát vào thân răng nên đảm bảo được tính thẩm mỹ, ngoài ra phương pháp này còn đem lại nhiều lợi ích vượt trội như: Hiệu quả cao, hạn chế cảm giác khó chịu, vướng víu khi đeo mắc cài, khay niềng có thể tháo lắp khi vệ sinh răng hay khi ăn uống nên vô cùng thuận tiện…
>>>>>Xem thêm: 8 Hình ảnh giúp bạn hiểu rõ nhất về ung thư đại tràng
Bên cạnh chi phí, trình độ, tay nghề của bác sĩ cũng là yếu tố quan trọng mà bạn cần lưu ý
Hi vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp tường tận thắc mắc “Niềng răng giá bao nhiêu” cũng như có sự lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp. Để quá trình niềng răng đạt hiệu quả cao, bên cạnh yếu tố chi phí, bạn đừng quên tham khảo và cân nhắc kỹ lưỡng để tìm kiếm cơ sở thực hiện đảm bảo, bác sĩ có trình độ, tay nghề cao.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.