Một trong những giải pháp phục hình nha khoa với nhiều ưu điểm vượt trội được nhiều người lựa chọn hiện nay chính là trồng răng sứ. Thông qua kỹ thuật trồng răng sứ hiện đại, mọi người có thể sở hữu hàm răng khỏe khoắn, thẩm mỹ. Vậy chi phí trồng răng sứ bao nhiêu tiền hiện nay, hãy cùng theo dõi bài viết sau để tìm giải cho những băn khoăn đó nhé.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Trồng răng sứ bao nhiêu tiền tại nha khoa?
1. Khi nào nên trồng răng sứ?
Răng là một bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể mỗi người với chức năng chính là nghiền nát thức ăn. Nhờ quá trình nghiền nhỏ thức ăn từ hai hàm răng, việc tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn. Không những thế, xã hội hiện nay luôn quan niệm “cái răng cái tóc là góc con người”. Răng không chỉ là một cơ quan của cơ thể, đó còn được coi là một tiêu chí đánh giá cái đẹp của con người. Một hàm răng đều, đầy đặn và trắng sáng sẽ giúp mọi người tự tin hơn trong giao tiếp xã hội. Tuy nhiên có thể vì nhiều lý do mà răng bị mất hoặc phải nhổ bỏ. Việc khuyết răng lâu ngày để lại rất nhiều hệ lụy về sức khỏe cũng như tinh thần của mọi người như:
– Răng bị mất gây hạn chế trong việc nhai, cắn xé thức ăn – Chức năng chính của răng.
– Thức ăn không được nghiền nhỏ khiến dạ dày và các cơ quan hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều, dễ dẫn tới một số bệnh lý như đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu…
– Mất răng khiến các răng khác còn lại phải chịu lực nhai bất thường, lâu dần dẫn tới tình trạng xô lệch, xiên xẹo các răng.
– Đó cũng là lý do vì sao người bị mất răng lâu năm thường dễ bị lệch khớp cắn, mất cân đối khuôn mặt.
– Trong thời gian dài khi bị mất răng, xương hàm của mọi người thường có dấu hiệu bị tiêu biến.
– Ngoài ra, mất răng khiến cho quá trình vệ sinh răng miệng gặp phải rất nhiều khó khăn, dễ mắc các bệnh lý về răng miệng.
– Tình trạng mất răng không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn khiến nhiều người cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp.
Do đó, các chuyên gia nha khoa thường khuyến khích mọi người nên trồng răng ngay khi răng bị mất hoặc nhổ bỏ để hạn chế tối đa những khiếm khuyết của việc mất răng gây ra. Đồng thời, giúp mọi người có thể sở hữu nụ cười tự tin, rạng ngời.
Trồng răng ngay khi răng bị mất hoặc nhổ bỏ để hạn chế tối đa những khiếm khuyết của việc mất răng gây ra
2. Trồng răng sứ có những phương pháp nào?
2.1. Bắc cầu răng sứ phục hình răng bị mất
Bắc cầu răng sứ là một trong những giải pháp được rất nhiều người lựa chọn bởi ưu điểm: Nhanh chóng, thẩm mỹ, chắc chắn, giá thành hợp lý…
Phương pháp này phù hợp với những người không mất số lượng răng quá lớn, thường chỉ từ 1-2 chiếc răng. Các bác sĩ sẽ tiến hành tạo mão răng sứ có số lượng từ 3-4 răng. Nguyên tắc cơ bản của cầu răng sứ chính là mài hai răng bên ngoài vị trí răng đã mất để tạo trụ nâng đỡ cầu răng. Sau đó, bác sĩ sẽ gắn cầu răng trực tiếp lên răng thật bằng keo nha khoa, tạo nên chuỗi 3-4 răng sứ chắc chắn, thẩm mỹ tương tự như với răng thật.
Răng sứ ở giữa có chức năng thay thế răng đã mất, hai răng kế cận sẽ làm trụ để nâng đỡ cả cụm mão sứ. Nhờ đó, mọi người có thể thoải mái ăn nhai bởi phương pháp này có thể khôi phục khả năng ăn, cắn xé thức ăn lên tới 90% so với răng thật. Màu sắc của mão sứ được chế tác tương tự với màu răng thật, nếu không nhìn kỹ thì mọi người khó có thể phát hiện ra cho nên phương pháp này cũng được đánh giá rất cao về tính thẩm mỹ. Răng sứ bắc cầu có thể bền đẹp lên tới hơn 10 năm nếu sử dụng chất liệu cao cấp và được chăm sóc đúng cách, kỹ lưỡng.
Răng sứ ở giữa có chức năng thay thế răng đã mất, hai răng kế cận sẽ làm trụ để nâng đỡ cả cụm mão sứ
2.2. Cấy ghép Implant phục hình răng bị thiếu
Cấy ghép Implant được đánh giá là một trong những phương pháp phục hình nha khoa hiện đại. Đây là giải pháp hoàn hảo giúp khôi phục răng đã mất một cách toàn diện bao gồm cả thân lẫn chân răng.
Kỹ thuật trồng răng sứ trên Implant sử dụng kết cấu răng bao gồm ba phần chính đó là: Trụ Implant, mão sứ và khớp nối Abutment. Trụ Implant được ví như là chân răng thật, được gắn trực tiếp vào phần xương hàm tại vị trí răng bị mất. Sau khi trụ đã tương thích với xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mão răng sứ với trụ răng bằng khớp nối. Nhờ đó, răng có độ chắc chắn tuyệt đối, thậm chí hơn cả răng thật giúp mọi người có thể thoải mái ăn uống.
Răng được thiết kế với kiểu dáng, kích thước và màu sắc tương tự như răng thật nên đảm bảo thẩm mỹ vượt trội cho hàm răng. Phương pháp này có thể phục hình nhiều răng đã mất với tuổi thọ gần như là vĩnh viễn nếu mọi người biết cách chăm sóc sức khỏe răng miệng khoa học.
Tìm hiểu thêm: 5 Dấu hiệu CẢNH BÁO ung thư vòm họng ĐỪNG bỏ lỡ
Kỹ thuật cấy ghép Implant sử dụng kết cấu răng bao gồm: Trụ Implant, mão sứ và khớp nối Abutment
3. Chi phí trồng răng sứ bao nhiêu tiền?
Hiện nay, chi phí trồng răng sứ có thể dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng cho một răng, tùy thuộc vào phương pháp mà bạn lựa chọn thực hiện. Phương pháp bắc cầu răng sứ có chi phí rẻ hơn so với phương pháp cấy ghép Implant. Tuy nhiên, tuổi thọ của răng Implant cao hơn, độ bền chắc lớn hơn. Để biết chính xác tình trạng răng miệng của bản thân thích hợp với phương pháp trồng răng sứ nào, bạn cần phải tới nha khoa để bác sĩ thăm khám, tư vấn kịp thời.
Ngoài ra, một số yếu tố như tình trạng sức khỏe răng miệng, thời điểm trồng răng, độ tuổi trồng răng… cũng có thể sẽ tác động một phần tới chi phí trồng răng sứ bạn phải chi trả. Để có thể nắm được chi phí trồng răng, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới nha khoa để được bác sĩ tư vấn chính xác nhất. Đừng quên lựa chọn nha khoa uy tín để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe răng miệng của bản thân.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu viêm nhiễm vùng kín và phương pháp điều trị
Chi phí trồng răng sứ bao nhiêu tiền tùy thuộc vào phương pháp mà bạn lựa chọn thực hiện
Với những trường hợp răng bị mất hoặc bác sĩ chỉ định nhổ bỏ, trồng răng sứ chính là giải pháp mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn tìm ra lời giải cho thắc mắc trồng răng sứ bao nhiêu tiền. Bạn nên tới các nha khoa để được thăm khám, xác định tình trạng răng miệng và được các bác sĩ tư vấn về phương pháp hợp lý với mức giá tối ưu nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.