Viễn thị và loạn thị là một số tật khúc xạ phổ biến hiện nay trên thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về 2 căn bệnh này để có cách điều trị và chăm sóc sao cho phù hợp. Vậy bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết mình đang bị mắc viễn thị hay loạn thị.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu giúp bạn nhận biết mình đang mắc viễn thị hay loạn thị
1. Một số dấu hiệu để nhận biết mình đang mắc bệnh viễn thị hay loạn thị
1.1. Viễn thị
Mắt bị viễn thị là tình trạng điểm ảnh hội tụ ở phía sau võng mạc. Dấu hiệu phổ biến nhất của viễn thị đó là mắt sẽ nhìn rõ các vật ở xa và khó nhìn thấy các vật ở gần. Bên cạnh đó, viễn thị còn có những dấu hiệu như:
– Cảm giác đau mắt và mỏi mắt.
– Phải nheo mắt hoặc thấy mệt mỏi, nhức đầu khi làm việc ở khoảng cách gần trong khi khả năng nhìn xa còn rất tốt.
– Do muốn nhìn rõ mắt phải cố gắng điều tiết nên sẽ kèm theo sự co kéo của các cơ trán, lông mày và mi. Điều này khiến cho mắt người viễn thị thường có những nếp nhăn.
– Mắt của người viễn thị luôn có xu hướng quay vào bên trong cho cảm giác là đôi mắt rất tinh.
– Lé trong.
Dấu hiệu phổ biến của viễn thị đó là mắt sẽ nhìn rõ các vật ở xa hơn so với lúc nhìn gần
1.2. Loạn thị
Loạn thị là một tật liên quan tới khúc xạ. Với người bình thường, ánh sáng sẽ đi qua giác mạc, được khúc xạ trong dịch thủy tinh thể và hội tụ lại một điểm ở trên võng mạc. Còn đối với người bị loạn thị, ánh sáng không thể hội tụ làm một mà thành nhiều điểm ở trên võng mạc, khiến cho hình ảnh bị nhòe mờ. Dấu hiệu phổ biến của loạn thị đó là:
– Nhìn thấy ánh sáng chói hoặc có quầng sáng ở xung quanh đèn.
– Tầm nhìn mờ hoặc bị méo mó.
– Khó nhìn hơn vào buổi đêm.
– Mỏi mắt, hay phải nheo mắt để nhìn.
Loạn thị thường xảy ra cùng với bệnh cận thị hoặc viễn thị. Nếu không điều trị, loạn thị dẫn đến giảm thị lực (nhược thị – mắt lười) và nặng hơn là bị mất thị lực. Do đó, người bệnh cần tới gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân gây nên các tình trạng viễn thị và loạn thị
2.1. Nguyên nhân gây viễn thị
– Cầu mắt bị ngắn bẩm sinh.
– Thường xuyên nhìn vật ở xa khiến cho thủy tinh thể luôn giãn ra, lâu dần thủy tinh thể không thể co lại được dẫn tới viễn thị.
– Do bị lão hóa, thủy tinh thể mất đi khả năng đàn hồi tự nhiên.
2.2. Nguyên nhân gây loạn thị
– Di truyền: Trẻ có cha mẹ bị loạn thị sẽ dễ bị căn bệnh này hơn hoặc cũng có thể do mí mắt gây áp lực quá lớn lên vùng giác mạc.
– Gặp các chấn thương ở mắt: Có thể do chấn thương thể thao, tai nạn và dị vật ở trong mắt. Tình trạng này gây đau, sưng, đỏ và những triệu chứng khác. Một số người thấy xuất hiện các tia sáng lóe lên hoặc thay đổi thị lực. Chấn thương nghiêm trọng ở mắt có thể gây tình trạng bị mất thị lực vĩnh viễn.
– Người mắc bệnh Keratoconus: Xảy ra theo thời gian, khi độ cong tròn bình thường của bề mặt mắt lồi ra ngoài giống hình nón.
– Người bị thoái hóa giác mạc.
– Người gặp biến chứng sau phẫu thuật mắt.
Tìm hiểu thêm: Lưu ý dấu hiệu và biến chứng của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em
Loạn thị có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân
3. Một số cách điều trị bệnh viễn thị và loạn thị
3.1. Đeo kính
Viễn thị có thể được chữa trị bằng cách đeo kính nhằm thay đổi điểm hội tụ của tia sáng khi đi vào mắt. Đây là biện pháp đơn giản, được áp dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả cao và ít để lại biến chứng. Người bệnh nên tìm hiểu và đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn loại kính phù hợp với mức độ của mình.
Người bệnh có thể mang kính liên tục hoặc chỉ khi đọc sách, làm việc với máy tính. Việc đeo kính cần phải đi kèm với chế độ luyện tập mắt tích cực nhằm giúp giảm độ viễn thị. Người bệnh nên được theo dõi ít nhất 6 tháng 1 lần để điều chỉnh kính sao cho phù hợp với sự tiến triển của viễn thị.
3.2. Phẫu thuật
Phẫu thuật khúc xạ được xem là một lựa chọn khác giúp điều chỉnh tật viễn thị. Phương pháp này giúp giảm hoặc thậm chí là loại bỏ hoàn toàn việc đeo kính điều chỉnh. Tuy nhiên, nó không an toàn như đeo kính vì có thể xảy ra một số biến chứng như:
– Bị điều chỉnh tầm nhìn quá mức.
– Thấy quầng sáng ở xung quanh đèn.
– Bị nhiễm trùng.
– Bị khô mắt.
– Mù (trường hợp hiếm gặp).
3.3. Phương pháp Ortho – K
Đây là phương pháp điều trị sử dụng kính áp tròng cứng. Loại kính này được thiết kế đặc biệt giúp đeo vào ban đêm nhằm giúp thay đổi tạm thời hình dáng của giác mạc trong khi người bệnh đang ngủ. Nhờ đó làm cho mắt có thể nhìn rõ vào sáng hôm sau và duy trì tình trạng này suốt cả ngày. Cứ như vậy, việc lặp lại quy trình gắn Ortho – K vào ban đêm để có thị lực tốt vào ngày hôm sau.
>>>>>Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Mắt bị lác có chữa được không?
Căn cứ vào tình trạng mắt của bạn mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp
4. Chủ động phòng ngừa loạn thị và viễn thị
– Để phòng ngừa tình trạng loạn thị hay viễn thị, bạn cần chăm sóc, bảo vệ đôi mắt bằng cách thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh.
– Cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng loại thực phẩm như khoai lang, cà rốt ( giúp cung cấp nhiều vitamin A); cải bó xôi, trứng (nguồn cung cấp lutein và zeaxanthin nhằm hỗ trợ bảo vệ võng mạc), sữa và sản phẩm từ sữa (chứa vitamin A và kẽm)…
– Cần cải thiện môi trường học tập, làm việc đủ ánh sáng, điều chỉnh khoảng cách tầm 50 – 60cm khi đọc sách hoặc khi sử dụng những thiết bị điện tử.
– Đặc biệt, hãy đi khám mắt định kỳ 6 tháng/lần, nhất là đối với những người đã mắc các tật khúc xạ. Đừng để đến khi xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng mới tìm tới bác sĩ.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn nhận biết được tình trạng mắt bị viễn thị hay loạn thị. Để có được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý ở mắt và có được phương pháp điều trị phù hợp, bạn hãy tới các cơ sở y tế uy tín nhằm thực hiện thăm khám. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, đừng ngần ngại gửi câu hỏi về cho Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ tận tình nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.