Võng mạc non vùng 2 3 là gì? Bệnh lý võng mạc xảy ra ở các bé sinh non có nguy hiểm không? Làm thế nào để điều trị bệnh võng mạc cho trẻ sơ sinh? Nếu bố mẹ cũng có chung thắc mắc trên thì đừng bỏ qua bài viết này để có được lời giải đáp và hiểu hơn về bệnh võng mạc ở trẻ bị sinh non nhé.
Bạn đang đọc: Giải đáp võng mạc non vùng 2 3 ở trẻ sinh non và cách điều trị
1. Võng mạc non vùng 2 3 là gì?
Võng mạc non vùng 2 3 chính là vị trí phân bố bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (viết tắt: ROP). Ở trẻ sơ sinh, vị trí phân bố bệnh võng mạc sẽ có 3 vùng: vùng 1, vùng 2 và vùng 3. Theo các chuyên gia về Mắt, bệnh võng mạc càng ở cực sau và phân bố càng nhiều trên võng mạc thì càng ở mức độ nặng.
Trẻ sinh non có nguy cơ bị bệnh võng mạc cao hơn trẻ sơ sinh bình thường
Thực tế, bệnh võng mạc ở trẻ sơ sinh thường gặp ở các bé bị sinh non dưới 30 tuần tuổi thai. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là khiến trẻ bị mù nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, trẻ sinh non trong những ngày đầu mới chào đời cần được theo dõi sức khỏe cẩn thận, trong đó có cả những bệnh lý về mắt.
2. Làm thế nào để xác định bệnh võng mạc ở trẻ sinh non
Bệnh võng mạc ở trẻ sơ sinh bị đẻ non rất khó để có thể phát hiện chỉ bằng mắt thường. Rất nhiều trường hợp trẻ sinh non xuất hiện tình trạng bong võng mạc và mất thị lực khi ở 2 – 12 tháng tuổi. Do đó, để có thể xác định trẻ sinh non có bị bệnh võng mạc không, các gia đình nên cho bé sinh non khám sàng lọc tại chuyên khoa mắt ngay sau khi sinh.
Hiện nay, phương pháp sàng lọc bệnh võng mạc thường sẽ được áp dụng với các trường hợp:
– Trẻ có tuổi thai khi sinh dưới 33 tuần, cân nặng khi sinh từ 1.800 gram trở xuống;
– Trẻ có tuổi thai khi sinh trên 33 tuần, cân nặng trên 1.800 gram và có các yếu tố nguy cơ như: suy hô hấp, thiếu máu, nhiễm trùng, thở oxy trong thời gian dài, bị viêm phổi…
Để tầm soát sớm bệnh lý võng mạc, trẻ sinh non sẽ bác sĩ nhãn khoa tiến hành các kiểm tra cần thiết để chẩn đoán, xác định bệnh nếu có. Thông thường, trẻ sẽ được nhỏ thuốc giãn đồng từ để giúp bác sĩ có thể quan sát được toàn bộ võng mạc. Tiếp đó, bác sĩ nhãn khoa sẽ tiến hành khám và đánh giá tình trạng mắt của trẻ bằng các thiết bị như: máy đặc biệt, đèn soi đáy mắt gián tiếp, kính lúp 20D và 28D…
Trường hợp trẻ sơ sinh khám kiểm tra lần đầu và được bác sĩ chẩn đoán đã mắc bệnh võng mạc ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ sẽ hẹn gia đình tái khám cho bé nhằm đánh giá tổng quan tình trạng bệnh, để xem bệnh của bé dừng lại hay tiếp tục phát triển cần tiến hành điều trị.
3. Cách điều trị bệnh võng mạc ở các bé sinh non
Tìm hiểu thêm: Đau mắt hột có tự khỏi được không?
Trẻ sinh non nên được kiểm tra sàng lọc ngừa bệnh vọng mạc
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sơ sinh bị đẻ non. Cách điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng của trẻ.
3.1. Phương pháp laser hoặc phẫu động lạnh
Đây hiện là 2 phương pháp được đánh giá cao, mang lại hiệu quả điều trị tốt cho bệnh võng mạc ở các bé sinh non. Lý do là bởi cả 2 phương pháp này đều sẽ giúp phá hủy ngoại vi võng mạc (nơi có các mạch máu phát triển không bình thường), làm chậm lại hoặc làm đảo ngược quá trình phát triển bất thường của các mạch máu võng mạc. Tuy nhiên, 2 phương pháp này cũng có hạn chế nhất định, đó là sẽ tiêu diệt đi một số vùng thị lực bên cạnh.
Thông thường, hai phương pháp này sẽ được chỉ định điều trị cho trẻ sinh non mắc bệnh võng mạc ở giai đoạn tiến triển.
3.2. Phương pháp khoa củng mạc
Đây là phương pháp thường được áp dụng cho trẻ sinh non mắc bệnh võng mạc ở giai đoạn nặng. Với phương pháp khóa củng mạc, khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ đặt 1 miếng silicon ở quanh mắt của bé, gắn chặt nó lại nhằm giữ cho dịch thủy tinh không gây bong các mô sẹo, Nhờ đó, võng mạc sẽ bằng phẳng trở lại ở thành sau của mắt trẻ.
Điểm hạn chế của phương pháp khóa củng mạc là sau nhiều tháng hay nhiều năm, trẻ cần được thay bỏ miếng silicon khác, nếu không bé có thể bị biến chứng tật cận thị.
3.3. Phương pháp phẫu thuật dịch kính võng mạc
Đây là phương pháp được chỉ định áp dụng với trẻ bị bệnh võng mạc ở giai đoạn nặng nhất. Với phương pháp phẫu thuật dịch kính võng mạc, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ dịch trong mắt bé sinh non, thay thế bằng dung dịch muối trương đẳng. Khi thủy dịch đã được loại bỏ, bác sĩ tiếp tục lột hoặc cắt bỏ sẹo ở vị trí bên trên võng mạc để giúp võng mạc được giãn ra, nằm sát ở thành sau mắt.
4. Các biện pháp phòng ngừa bệnh võng mạc cho trẻ sơ sinh
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Bong võng mạc nên ăn gì và không nên ăn gì?
Các mẹ bầu nên đi khám đầy đủ, bổ sung dinh dưỡng cân bằng để hạn chế nguy cơ sinh non
Để phòng ngừa bệnh võng mạc có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, người mẹ khi mang thai cần phải chú ý chăm sóc thật tốt cho bản thân, thăm khám thai sản định kỳ và nâng cao các biện pháp giúp hạn chế tối đa nguy cơ sinh non có thể xảy ra:
– Nên ưu tiên mang thai ở độ tuổi trên 18 tuổi và dưới 35 tuổi;
– Nếu từng có tiền sử sinh non, người mẹ đi khám để tìm ra nguyên nhân và tiến hành điều trị, ngừa nguy cơ sinh non tái diễn;
– Trong quá trình mang thai, mẹ nên uống đủ nước nhằm ngăn chặn tình trạng mất nước gây khó chịu cho tử cung, không nhịn tiểu, sau tiểu cần vệ sinh thật kĩ để hạn chế tối đa viêm nhiễm;
– Các mẹ đang mang thai cần chú ý vệ sinh răng miệng, nếu có bệnh viêm nha chu cần tiến hành điều trị sớm;
– Nên hạn chế tư thế nằm ngửa, không xoa bụng nhiều vì điều này tiềm ẩn nguy cơ sinh non;
– Mẹ bầu hãy chú ý bổ sung dinh dưỡng khoa học, tránh công việc nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp tới bạn đọc võng mạc non vùng 2 3 là gì, các cách điều trị và phòng bệnh võng mạc ở trẻ sơ sinh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về các bệnh lý về mắt, bạn hãy liên hệ ngay tới Thu Cúc TCI để được các bác sĩ của chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.