Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp mẹ bầu mau chóng hồi phục. Vậy bà đẻ nên ăn rau gì? Những gợi ý dưới đây của chúng tôi sẽ giúp thực đơn mỗi bữa ăn của mẹ bầu trở nên đa dạng hơn và không còn phải lo thiếu chất xơ.
Bạn đang đọc: Bà đẻ nên ăn rau gì? Vừa tốt lại an toàn cho sức khỏe thai nhi
Trước đây, nhiều mẹ bầu phải trải qua chế độ ăn “khắc khổ” khi ở cữ.Tuy nhiên quan điểm này đã được thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây, các mẹ được khuyến khích ăn nhiều rau xanh, củ quả để vừa có nhiều sữa, vừa đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Nếu chưa biết bà đẻ nên ăn rau gì thì những món rau thơm ngon dưới đây sẽ là đáp án tuyệt vời dành cho tất cả mẹ bầu sau sinh.
Rau ngót
Là một trong những rau “truyền thống” của các bà đẻ, rau ngót chứa nhiều vitamin A, B, C và canxi,… Không chỉ giúp mẹ tăng lượng sữa, rau ngót còn giúp co thắt dạ con và đẩy nhanh quá trình hồi phục sau sinh, ngăn ngừa hiện tượng viêm nhiễm có thể xảy ra.
- Rau ngót là một trong những loại rau “truyền thống” được rất nhiều mẹ bầu lựa chọn
Rau mồng tơi
Với những mẹ bầu bị ít sữa thì rau mồng tơi là một trong những gợi ý tuyệt vời. Trong rau mồng tơi có chứa nhiều vitamin A, B3, chất saponin, chất nhầy, và sắt rất tốn cho phụ nữ sau sinh. Món ăn nấu từ mồng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ sẽ giúp mẹ bầu có nhiều sữa, mau hồi phục, giúp da trở nên hồng hào, tóc đen mượt và giảm chứng táo bón sau sinh.
Rau lang
Quan niệm dân gian cho rằng, mẹ bầu sau sinh nếu ăn rau lang dễ bị lạnh bụng, sôi bụng và khiến em bé gặp vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, với vị ngọt thơm, không độc, tính mát, ăn rau lang luộc hoặc xào mỗi ngày vừa giúp nhuận tràng lại lợi sữa.
Rau đay
Cũng như rau lang, rau đây cũng là một trong những món ăn không được khuyến khích sử dụng vì tính hàn, nhớt dễ gây tiêu chảy. Tuy nhiên, khi mẹ bầu ăn với lượng vừa phải thì đây lại là loại rau rất tốt. Để tăng sữa cho em bé bú trong tuần đầu tiên sau sinh nên ăn 150-200g rau đay vào những bữa chính hàng ngày, các tuần sau, mỗi tuần ăn từ 200-250g.
Giá đỗ
Nếu không biết bà đẻ nên ăn gì thì giá đỗ là một trong những gợi ý các mẹ không nên bỏ qua. Trong giá đỗ chữa nhiều protein, vitamin C, cellulose… rất tốt cho sự phát triển của các tế bào mô, ngăn chảy máu và giảm táo bón sau sinh.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về các xét nghiệm ung thư vú
- Sau sinh mẹ bầu có thể ăn rau lang trong mỗi bữa ăn
Củ sen
Củ sen chứa hàm lượng lớn các loại vitamin, khoáng chất, tinh bột rất tốt cho lá lách và dạ dày, lợi sữa, giúp thanh nhiệt. Ăn củ sen sẽ giúp loại bỏ những tích tụ trong ổ bụng còn tắc nghẽn, lợi cho đường tiêu hóa, tăng sự thèm ăn và tiết nhiều sữa.
Rong biển
Rong biển giàu iot và sắt. Iot là nguyên liệu chính để sản xuất thyroxine còn sắt là nguyên liệu chính để tạo tế bào máu. Bà mẹ mới sinh ăn rong biển sẽ giúp tăng hàm lượng sữa và chất lượng sữa rất tốt cho em bé.
Hoa chuối
Mẹ bầu sau sinh có thể sử dụng hoa chuối hột hoặc hoa chuối sứ như một loại rau bình thường. Theo đông y, hoa chuối cũng giúp lợi sữa, hơn nữa hoa chuối khá an toàn vì các mẹ không phải lo có thuốc trừ sâu hay các chất kích thích như khi ăn các loại rau xanh.
Rau thì là
Rau thì là giúp tăng nguồn sữa rất tốt. Trong rau thì là có chứa các hợp chất anethole, dianethole và photoanethole. Theo một nghiên cứu thì các hợp chất này có tác dụng kích thích sự sản xuất estrogen và prolactin rất cần thiết để sản xuất sữa mẹ. Cây thì là có thể ăn sống hoặc nấu chín như luộc, hấp, xào trong vơ và sau đó nấu với một chút nước.
>>>>>Xem thêm: Những điều mẹ chưa biết về thai giáo
- Chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp mẹ bầu mau chóng hồi phục
Các loại đậu
Các loại đậu xanh, đậu đen, đậu nành đều có tính mát, lợi sữa cho mẹ bầu sau sinh. Nếu mẹ bầu muốn thay đổi bữa ăn mỗi ngày bằng món chè đậu hoặc nấu đậu hầm với gạo nếp, xương…
Với những gợi ý trên đây của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các mẹ tiết kiệm được thời gian tìm hiểu “bà đẻ nên ăn rau gì”. Tích cực ăn rau củ quả sẽ giúp mẹ bầu duy trì được chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng và bé cưng của bạn cũng sẽ được hưởng lợi từ đó. Nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.