Khi bị sâu răng, chúng ta sẽ bị làm phiền bởi những cơn đau nhức, khó chịu, lúc này, một trong những biện pháp hữu ích nhất để cải thiện tình trạng sâu răng đó là tập trung vào chế độ ăn uống phù hợp. Vậy sâu răng kiêng ăn gì, dưới đây sẽ là gợi ý chi tiết cho bạn, cùng tìm hiểu bài viết nhé!
Bạn đang đọc: GIẢI ĐÁP: Sâu răng kiêng ăn gì?
1. Tìm hiểu khái quát về hiện tượng sâu răng
Nói một cách đơn giản, sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương, mất mô cứng, đây là kết quả của quá trình hủy khoáng do vi khuẩn ở mảng bám răng gây ra. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến sâu răng như vi khuẩn trong miệng, do thói quen ăn uống không phù hợp hoặc sử dụng đồ uống có đường.
Sâu răng có thể nói là vấn đề sức khỏe vô cùng phổ biến, đặc biệt là ở đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên hay người lớn tuổi, hầu như bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng sâu răng, kể cả với trẻ sơ sinh. Tuy không phải là hiện tượng quá nguy hiểm, thế nhưng sâu răng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương, mất mô cứng, đây là kết quả của quá trình hủy khoáng do vi khuẩn ở mảng bám răng gây ra
2. Nhận biết sâu răng thông qua một số dấu hiệu
Sâu răng sẽ phát triển qua những giai đoạn khác nhau. Thông thường, ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu chưa thể hiện rõ ràng rất khó nhận biết, dẫn đến việc chậm trễ trong điều trị khiến tình trạng sâu răng ngày một nặng hơn.
Bước sang giai đoạn sau, hay còn gọi là sâu ngà răng, lúc này, các lỗ sâu to sẽ xuất hiện ngày càng nhiều. Sâu răng ăn vào trong và có thể phá hủy nhanh chóng các men răng còn lại. Ở giai đoạn này thì triệu chứng sẽ không còn mơ hồ nữa, ngược lại, bệnh nhân có thể cảm nhận rõ ràng hiện tượng đau nhức khi thức ăn bị nhét vào các lỗ sâu hay khi ăn thức ăn quá nóng, lạnh. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau để cơn đau răng thuyên giảm hoặc đến ngay các cơ sở nha khoa để được tư vấn điều trị.
Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình giúp bạn nhận biết tình trạng sâu răng bao gồm:
– Nhìn thấy có lỗ sâu
Khi quan sát bằng mắt thường, nếu nhận thấy men răng và ngà răng bị tổn thương thì rất có thể bạn đang có hiện tượng sâu răng. Ngoài ra, nếu như dùng que nạo ngà hoặc lấy hết vụn bẩn thức ăn ở trong lỗ sâu thì sẽ thấy đấy lỗ sâu rộng nhiều hơn so với miệng lỗ.
– Nướu bị sưng hoặc bị chảy máu
Vi khuẩn gây sâu răng có thể lây lan khiến cho nướu trở nên nhạy cảm hơn. Khi có các tác động như lực chải răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa quá mạnh tay, nướu sẽ rất dễ bị chảy máu và bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, sưng nướu cũng có thể gây cảm giác căng tức khó chịu, khi nhai cắn cũng sẽ bị đau.
– Đau buốt răng khi gặp phải các kích thích
Đau buốt răng là trường hợp thức ăn lọt vào hố sâu, ngoài ra khi ăn nóng, lạnh hoặc đồ ăn quá ngọt sẽ cảm thấy nhức răng, đau buốt.
– Hôi miệng, hơi thở có mùi
Đây cũng là một trong những dấu hiệu sâu răng phổ biến nhất. Thức ăn khi bị tích tụ lâu ngày ở kẽ răng, nếu như không được làm sạch thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, từ đó gây mùi hôi trong cơ thể. Ngoài ra , vi khuẩn còn có thể gây vị đắng trong miệng khi ăn.
– Một số dấu hiệu khác
Bên cạnh những triệu chứng sâu răng kể trên, người bệnh còn có thể sẽ bị đau sốt nhẹ, răng ê buốt lan sang các răng kế cận, đặc biệt là khi uống thuốc giảm đau cũng không thấy tình trạng sâu răng thuyên giảm.
Tìm hiểu thêm: Các cách trị viêm chân răng đơn giản mà hiệu quả
Sâu răng kiêng ăn gì, nên ăn gì?
2. Sâu răng kiêng ăn gì?
Với thắc mắc sâu răng kiêng ăn gì, như đã đề cập đến ở trên, chế độ ăn uống không phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng. Khi bị sâu răng, lúc này răng trở nên rất nhạy cảm, do đó bạn nên lưu ý hạn chế một số loại thực phẩm có thể làm tình trạng sâu răng trở nên trầm trọng hơn. Vậy sâu răng kiêng ăn gì, dưới đây là một số loại thức ăn bạn tuyệt đối nên tránh, bao gồm:
– Các loại thức ăn giàu dinh dưỡng như là bánh kẹo, mứt, bánh quy … do khi bị nhét vào kẽ răng sâu sẽ làm tăng cơn đau nhức răng
– Đồ ăn nhiều đường,, bởi đường khi kết hợp với môi trường trong khoang miệng sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
– Các loại thức ăn cay nóng hoặc các gia vị cay nồng dễ làm kích ứng những cơn đau răng.
– Đồ uống có gas rất dễ làm kích ứng đến nướu
– Các loại thịt đỏ hay thịt có tính nóng như là thịt gà, hoặc các thức ăn dễ bị dính vào răng như xôi, nếp vì chúng có thể bám chặt vào kẽ răng, gây sưng tấy đồng thời khiến những cơn đau răng tăng thêm.
– Không nên ăn một số loại trái cây dẻo hay trái cây sấy khô vì lượng đường ở trong những loại thực phẩm này cao hơn rất nhiều so với trái cây thông thường.
– Tránh các loại đồ ăn quá cứng, dai, dẻo và cần lực nhai mạnh khi ăn để không làm ảnh hưởng đến chiếc răng bị sâu.
Thay vì sử dụng những loại thực phẩm kể trên, bạn có thể bổ sung thêm một số loại thức ăn có tác dụng làm giảm chất kiềm ở trong khoang miệng, có lợi cho tuần hoàn máu cũng như giúp răng thêm chắc khỏe. Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên bổ sung ngay vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để có thể cải thiện tình trạng sâu răng bao gồm:
– Chất đạm có trong cá, thịt, trứng và các loại chất béo có tác dụng bảo vệ cho răng không bị sâu
– Đường Xylitol, Sorbitol và chất có trong rượu không lên men được nghiên cứu là các chất có tác dụng bảo vệ răng
– Chất canxi có trong một số loại thực phẩm như chế phẩm từ sữa, vỏ tôm, hạt của các loại đậu… cũng sẽ giúp cho men răng vững chắc hơn.
– Thực phẩm chứa nhiều chất xơ không gây hại cho răng như là bưởi, dưa gang, rau diếp, cà rốt hay chanh… có tác dụng làm sạch thức ăn và đường dính ở trên bề mặt răng.
>>>>>Xem thêm: Lợi ích không ngờ của việc tập thể dục
Đừng quên thăm khám với bác sĩ ngay khi có dấu hiệu sâu răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng
Hi vọng rằng những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn giải đáp thắc mắc sâu răng kiêng ăn gì cũng như tìm hiểu chế độ ăn uống phù hợp khi sâu răng. Đừng quên thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa ngay khi có dấu hiệu bị sâu răng để được kiểm tra cũng như điều trị sâu răng, tránh gây nguy hại tới sức khỏe răng miệng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.