Khuyến nghị cho trẻ từ 2 tuổi uống vắc xin tả

Dịch tả xuất hiện nhiều đợt mỗi năm đang là nỗi lo ngại của nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh có thể gây tử vong cho trẻ trong vài giờ, thậm chí cả với những người khỏe mạnh và không có các tiền sử bệnh lý. Bộ Y tế khuyến nghị nên cho trẻ từ 2 tuổi uống vắc xin tả.

Bạn đang đọc: Khuyến nghị cho trẻ từ 2 tuổi uống vắc xin tả

1.Tìm hiểu bệnh tả

Bệnh tả là căn bệnh nhiễm trùng hệ tiêu hóa do vi khuẩn tả Vibrio Cholerae có trong nguồn nước hoặc thức ăn gây ra. Người bệnh nhiễm khuẩn sẽ gặp tình trạng tiêu chảy, mất nước và điện giải, nếu không được điều trị sớm có thể bị trụy tim hoặc sống nặng dẫn đến tử vong.

Khuyến nghị cho trẻ từ 2 tuổi uống vắc xin tả

Hàng ngàn bậc phụ huynh lựa chọn cho con uống vắc xin ngừa tả tại Thu Cúc TCI

Bệnh tả có thể lây nhiễm ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em. Bệnh cũng dễ bùng phát thành các đợt dịch lớn. Vì vậy, nên cho trẻ uống vắc xin tả để ngừa bệnh càng sớm càng tốt ngay khi đủ tuổi.

1.1. Triệu chứng bệnh

Người bị bệnh tả thường xuất hiện các triệu chứng bệnh sau khi sử dụng thực phẩm hoặc nguồn nước bị nhiễm khuẩn trong vòng 12 giờ đến 5 ngày.

Những biểu hiện ở người nhiễm bệnh tả bao gồm:

– Tiêu chảy: Người bệnh đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày và đi phân loãng dạng như nước. Tiêu chảy xuất hiện đột ngột nhưng việc đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể nhanh chóng khiến cơ thể người bệnh mất nước, cực kỳ nguy nguy hiểm. Người bị tiêu chảy do tả thường có chất thải nhạt màu hoặc màu trắng như “nước gạo”, kèm theo mùi tanh.

– Buồn nôn, ói mửa: Chủ yếu xảy ra trong giai đoạn đầu khi phát bệnh và kéo dài nhiều giờ đồng hồ.

– Mất nước: Dấu hiệu mất nước phát triển trong vòng vài giờ sau khi tiêu chảy xuất hiện. Mất nước và mất cân bằng điện giải có thể nhẹ hoặc nặng tùy thuộc và lượng chất lỏng trong cơ thể đã mất do đi ngoài. Mất nước trên 10% so với trọng lượng cơ thể được cho là tình trạng mất nước nghiêm trọng, nguy hiểm cho người bệnh.

– Các triệu chứng đi kèm do mất nước bao gồm: người khó chịu, lờ đờ, mệt mỏi, mắt trũng, khô miệng, liên tục khát nước, da khô, đi tiểu ít hoặc không có nước tiểu, huyết áp hạ thấp và nhịp tim không đều (rối loạn nhịp tim),… ở người bệnh tả.

Đặc biệt, bệnh tả khi xuất hiện ở trẻ em có thể nguy hiểm hơn do trẻ có sức đề kháng kém hơn người lớn. Nhìn chung sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng tương tự, nhưng trẻ dễ bị hạ đường huyết do mất nước. Điều này là nguyên nhân dẫn đến những tình trạng đe dọa tính mạng trẻ như: hôn mê, động kinh, thay đổi ý thức.

1.2. Đường lây truyền bệnh

Bệnh tả lây sang người chủ yếu theo đường tiêu hoá, thông qua ăn, uống. Vi khuẩn tả Vibrio Cholerae xâm nhập vào đường tiêu hoá của 1 người khỏe mạnh từ nước uống hoặc nguồn thức ăn đã nhiễm vi khuẩn tả, đặc biệt ở một số thực phẩm dễ nhiễm loại khuẩn này như hải sản, rong biển,…

Khoảng 75% người bị nhiễm vi khuẩn tả không có biểu hiện bệnh, tuy nhiên họ vẫn đào thải và làm lây lan vi khuẩn ra môi trường trong vòng 7 – 14 ngày.

Các nguồn dễ lây nhiễm bệnh tả như:

– Người mang bệnh tả đang trong thời gian phát bệnh

– Rau trồng được tưới bằng nước thải, chất thải của con người

– Các loại cá, hải sản tươi sống được khai thác trong vùng nước bị ô nhiễm hoặc chứa nước thải.

– Khi một người tiêu hóa thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm, vi khuẩn xâm nhập trong ruột sẽ giải phóng độc tố và gây ra tiêu chảy nghiêm trọng cho người bệnh.

– Môi trường sống với điều kiện vệ sinh kém, các trại tị nạn, khu vực nghèo đói, khu vực bị tàn phá bởi chiến tranh hoặc đang chịu ảnh hưởng bởi thiên tai.

1.3. Cách phòng ngừa bệnh tả cho trẻ em

Bệnh tả là một căn bệnh truyền nhiễm với diễn tiến bệnh nhanh chóng, gây sa sút sức khỏe người bệnh một cách đột ngột và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt với đối tượng là trẻ em. Vì vậy, Bộ Y tế khuyến nghị các bậc phụ huynh cần trang bị kiến thức vể bệnh tả và chủ động phòng chống cho con em mình.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp chậm kinh có phải tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin không

Khuyến nghị cho trẻ từ 2 tuổi uống vắc xin tả

Biện pháp ngừa bệnh hiệu quả nhất là cho trẻ uống vắc xin tả

Các biện pháp ngừa bệnh hiệu quả cho trẻ em:

– Giúp cơ thể trẻ tạo hệ miễn dịch chủ động ngừa bệnh bằng cách cho trẻ uống vắc xin tả. Đây là cách miễn dịch tốt nhất với trẻ em từ 2 tuổi, đồng thời cũng là cách hạn chế bùng phát dịch trong cộng đồng.

– Ngoài ra, cha mẹ cần giúp trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân đầy đủ (rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, rửa trước khi ăn và ngay sau khi đi vệ sinh).

– Cha mẹ giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh trẻ sạch sẽ, đảm bảo.

– Cho trẻ ăn chín, uống sôi, an toàn thực phẩm.

2. Vì sao cần cho trẻ uống vắc xin tả?

– Trẻ em có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên là đối tượng dễ lây các bệnh truyền nhiễm nhất. Chúng cũng là nguyên nhân hàng đầu dễ làm bùng phát dịch bệnh tả trong cộng đồng. Ngăn ngừa từ trẻ em là cách nhanh nhất để giảm thiểu phát bệnh trong cộng đồng.

– Vắc xin đang là phương pháp hữu hiệu nhất để ngừa bệnh, cho trẻ một sức đề kháng mạnh mẽ để chống lại khuẩn tả Vibrio Cholerae.

– Trẻ em là độ tuổi vàng để đáp ứng vắc xin tả, hình thành hệ miễn dịch bảo vệ chúng trọn đời với sự tấn công của khuẩn Vibrio Cholerae gây bệnh tả. Nhờ vậy, trẻ được bảo vệ khỏi sự đe dọa của những căn bệnh mang nguy cơ cao tước đi tính mạng hàng nghìn trẻ em Việt mỗi năm.

3. Lịch uống vắc xin tả cho trẻ

Tại Việt Nam, mORCVAX hiện đang là loại vắc xin được sử dụng ngừa tả phổ biến cho cả trẻ em và người lớn. Vắc xin được sản xuất bởi viện nghiên cứ Vabiotech Việt Nam và đang được cấp phép lưu hành tại các trung tâm Y tế, Phòng tiêm chủng và các bệnh viện trên cả nước.

Vắc xin mORCVAX được chỉ định dành cho trẻ từ 2 tuổi (24 tháng tuổi) trở lên và người lớn. Sử dụng theo đường uống, tuyệt đối không tiêm vắc xin.

Lịch uống mORCVAX dành cho trẻ em:

– Lịch cơ bản: gồm 2 liều uống diễn ra cách nhau ít nhất 2 tuần (14 ngày).

– Lịch nhắc lại: bao gồm 2 liều, uống nhắc lại sau khi thực hiện lịch uống cơ bản 2 năm hoặc uống nhắc lại trước mỗi mùa dịch tả. Giữa 2 liều nhắc lại cũng cần khoảng cách tối tiểu 2 tuần.

4. Địa điểm cho trẻ uống vắc xin ngừa bệnh

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI cung cấp đầy đủ vắc xin ngừa tả cho cả trẻ em và người lớn. Riêng trẻ em khi đến với Thu Cúc TCi sẽ được trải nghiệm:

Khuyến nghị cho trẻ từ 2 tuổi uống vắc xin tả

>>>>>Xem thêm: Tiêm vắc xin phế cầu có tác dụng gì & điều cần biết khi tiêm phòng

Phòng chủng ngừa đặc biệt dành cho trẻ em tại Thu Cúc TCI

– Phòng chủng ngừa đặc biệt dành cho trẻ em với khu vui chơi gồm nhiều trò chơi yêu thích cho trẻ.

– Các bác sĩ, y tá dễ thương và nhiệt tình, giúp trẻ được chủng ngừa trong môi trường thoải mái.

– Bác sĩ chuyên môn khám sàng lọc kỹ càng trước khi cho trẻ chủng ngừa vắc xin. Đồng thời, theo dõi mọi biểu hiện của trẻ sau khi sử dụng vắc xin ít nhất 30 phút, kịp thời xử lý khi trẻ có bất cứ phản ứng nào với vắc xin.

Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ cho các bậc phụ huynh về khuyến nghị cho trẻ uống vắc xin tả. Để được tư vấn chi tiết về lịch chủng ngừa cho trẻ, liên hệ ngay Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *