GIẢI ĐÁP: Hôi miệng thì phải làm sao? 

Hôi miệng là vấn đề đeo bám dai dẳng mà nhiều người gặp phải, không chỉ gây khó chịu, hôi miệng còn là trở ngại lớn khiến chúng ta mất đi tự tin. Vậy hôi miệng thì phải làm sao, cách điều trị dứt điểm hôi miệng thế nào, cùng tìm hiểu nhé!

Bạn đang đọc: GIẢI ĐÁP: Hôi miệng thì phải làm sao? 

1. Chứng hôi miệng xuất phát từ những nguyên nhân nào?

Hôi miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do sự giải phóng các hợp chất sulphur dễ bay hơi. Dưới đây là danh sách những “thủ phạm” hàng đầu gây hôi miệng bao gồm:

1.1. Do chế độ ăn uống thiếu khoa học

– Nạp quá nhiều thức ăn có chứa các loại tinh dầu đặc trưng như hành, tỏi hoặc các gia vị khác là nguyên nhân hàng đầu khiến cho hơi thở có mùi hôi.

– Sự phân hủy của mẩu thực phẩm ở trong và xung quanh răng có thể khiến hơi thở có mùi hôi

– Hút thuốc lá làm khô miệng, gây ra mùi hôi miệng đặc trưng vô cùng khó chịu. Ngoài ra, người hút thuốc lá còn có nhiều khả năng mắc các bệnh như là viêm nha chu, viêm lợi…

1.2. Một số vấn đề về nha khoa

– Vệ sinh răng miệng kém, không chải răng đúng cách hay sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày, những mẩu thức ăn không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và tiết ra các chất hóa học như là hydrogen sulfide – hợp chất có mùi trứng thối đặc trưng.

– Bệnh nha chu, viêm nướu hay sâu răng là nguyên nhân khiến cho hơi thở có mùi hôi

1.3. Do một số loại bệnh lý

– Một số bệnh lý dẫn đến tình trạng khô miệng mạn tính, gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến nước bọt. Trong khi đó, tuyến nước bọt có vai trò giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ các phần tử dẫn đến mùi hôi.

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể dẫn đến khô miệng mạn tính, hoặc có thể kể đến những bệnh lý khác của tuyến nước bọt.

– Tiểu đường, suy thận hoặc suy gan là những bệnh lý có thể dẫn đến mùi tanh cá trong hơi thở.

– Trào ngược dạ dày thực quản mạn tính cũng có thể khiến cho hơi thở có mùi hôi

– Nhiễm trùng đường hô hấp ở trên và dưới, hoặc do các vết loét ở trong đường hô hấp

– Một số dị tật ở khoang miệng như hở hàm ếch

GIẢI ĐÁP: Hôi miệng thì phải làm sao? 

Hôi miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

2. Hôi miệng thì phải làm sao?

Với thắc mắc hôi miệng thì phải làm sao, theo bác sĩ từ khoa Răng Hàm Mặt, có thể điều trị dứt điểm hôi miệng nếu như xác định chính xác nguyên nhân cũng như có hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp điều trị hôi miệng bạn có thể tham khảo:

– Nếu nguyên nhân hôi miệng là do sâu răng, viêm nướu thì trước tiên bạn cần điều trị dứt điểm bệnh với bác sĩ chuyên khoa. Lưu ý là bạn cần giữ miệng ẩm bằng cách uống nhiều nước, nếu lưỡi đóng bựa thì nên cạo lưỡi để tránh gây thương tích cho lưỡi.

– Điều trị dứt điểm các bệnh lý tai mũi họng như viêm mũi xoang, viêm họng hạt, hoặc cắt amidan trong trường hợp cần thiết.

– Điều trị một số bệnh lý đường tiêu hóa dẫn đến hôi miệng như đau dạ dày, viêm gan mật, viêm đại tràng hoặc các bệnh lý khác của đường tiêu hóa.

– Tránh sử dụng các thực phẩm có thể gây ra mùi hôi ở miệng, lưu ý ăn nhiều trái cây và rau, không ăn quá nhiều pho mát có mùi nặng, tránh sử dụng quá nhiều rượu hay thuốc lá.

– Với tình trạng hôi miệng tạm thời do thức ăn hay các đồ uống gây mùi, bạn có thể sử dụng kẹo cao su, nước súc miệng hoặc các dung dịch xịt thơm miệng để làm giảm mùi hôi.

– Khám định kỳ với nha sĩ 6 tháng/lần để cạo vôi răng là biện pháp điều trị hôi miệng hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Tiền sản giật là như thế nào chị em đã biết chưa?

GIẢI ĐÁP: Hôi miệng thì phải làm sao? 

Để trả lời cho thắc mắc hôi miệng thì phải làm sao, trước tiên, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân gây hôi miệng thì mới có giải pháp điều trị phù hợp được

3. Hướng dẫn biện pháp phòng ngừa bệnh hôi miệng tái phát

Để phòng ngừa bệnh hôi miệng tái phát, bạn có thể thực hiện theo một số biện pháp như sau:

– Đánh răng ngay sau khi ăn

Lưu ý đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là ngay sau khi bữa ăn. Bạn cũng có thể để bàn chải đánh răng tại nơi làm việc để tiện sử dụng ngay sau khi ăn.

– Sử dụng chỉ nha khoa để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng

Việc sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn sau khi ăn sẽ giúp ngăn ngừa hơi thở có mùi hôi do thức ăn hiệu quả

– Chải lưỡi thường xuyên

Lưỡi là vị trí chứa nhiều vi khuẩn, đồng thời đây cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn có thể phát triển do chứa các hạt thức ăn tích tự. Do đó, tốt hơn hết là bạn nên chải lưỡi hàng ngày để có thể ngăn ngừa mùi hôi hiệu quả. Lưu ý, bạn có thể để ý dấu hiệu lưỡi đang có nhiều vi khuẩn phát triển như lưỡi có màu trắng. Do đó, việc làm sạch lưỡi hàng ngày là vô cùng quan trọng để có thể chữa hôi miệng nặng.

– Làm sạch răng giả hoặc các dụng cụ nha khoa đang sử dụng

Nếu như bạn đang đeo niềng răng hoặc mang hàm giả tháo lắp, trước tiên, bạn cần vệ sinh dụng cụ kỹ lưỡng tối thiểu là 1 lần/ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ, lư úy vệ sinh răng miệng và dụng cụ cẩn thận trước khi đưa chúng vào miệng.

– Tránh để cho miệng bị khô

Nguyên tắc của việc phòng ngừa hôi miệng là giữ cho miệng không bị khô. Do đó, bạn cần lưu ý phải uống đủ nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể nhai kẹo cao su không đường để có thể kích thích sản xuất nước bọt. Đối với những trường hợp bị khô miệng mạn tính, nha sĩ hoặc bác sĩ có thể kê đơn chuẩn bị nước bọt nhân tạo hoặc một số loại thuốc giúp hỗ trợ kích thích tuyến nước bọt.

– Tránh một số thói quen gây hại

Một số thói quen gây hại cho sức khỏe răng miệng của bạn bao gồm: Uống nhiều rượu, bia, cà phê; hút thuốc lá… đây không chỉ là những thành phần không tốt cho sức khỏe mà còn có thể làm cho hơi thở của bạn có mùi hôi khó chịu.

– Điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp

Để ngăn ngừa hôi miệng, bạn nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm như là hành tây hay tỏi để tránh gây hôi miệng.

GIẢI ĐÁP: Hôi miệng thì phải làm sao? 

>>>>>Xem thêm: Các bệnh về buồng trứng

Thăm khám định kỳ với bác sĩ là biện pháp bảo vệ răng miệng hiệu quả nhất

Hi vọng những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Hôi miệng thì phải làm sao”. Tốt hơn hết, để điều trị dứt điểm hôi miệng, bạn nên thăm khám và kiểm tra với các bác sĩ chuyên khoa từ sớm nhằm xây dựng biện pháp điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *