Sinh mổ ngày nay được các mẹ lựa chọn nhiều hơn. Tuy nhiên dù sao đây cũng là phương pháp sinh đẻ có sự can thiệp chứ không “thuận theo tự nhiên” nên các mẹ cũng nên cần nhắc về sự lựa chọn này. Vậy đẻ mổ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các chị em những thông tin chi tiết, cụ thể hơn về phương pháp đẻ mổ.
Bạn đang đọc: Đẻ mổ như thế nào?
1. Đẻ mổ là gì?
Sinh mổ là phương pháp phẫu thuật nhằm đưa thai nhi ra ngoài thay vì sinh thường qua đường âm đạo. Người mẹ sẽ được tiêm gây tê màng cứng nên không cảm thấy đau và tỉnh táo trong suốt quá trình sinh con.
Sinh mổ thường được thực hiện do chỉ định của bác sĩ trong những trường hợp nhất định như:
- Nhau tiền đạo: Hiện tượng nhau thai bám thấp trong tử cung gây cản đường ra của thai nhi
- Mang thai sinh ba trở lên
- Thai quá lớn không thể lọt qua khung xương chậu được
- Mẹ bầu bị huyết áp cao hoặc một bệnh nguy hiểm nào đó như tiền sản giật
- Em bé có một vài biểu hiện bất thường cần phẫu thuật lấy thai nhanh
- Ngôi thai ngược
- Sa dây rốn: khi dây rốn rơi về phía trước cản trở việc bé chui ra ngoài
- Mẹ bầu bị viêm âm đạo, có thể lây sang bé nếu bé ra ngoài qua âm đạo.
Sinh mổ có thể do mẹ bầu chủ động lựa chọn hoặc phần nhiều do sự chỉ định của bác sĩ
2. Đẻ mổ như thế nào?
Trong phương pháp đẻ mổ, kỹ thuật gây tê hay gây mê được thực hiện bắt buộc. Phương pháp gây tê tủy sống được nhiều mẹ bầu lựa chọn vì những ưu điểm của nó. Tuy nhiên để quá trình gây tê đảm bảo an toàn thì rất cần sự phối hợp của sản phụ.
Bác sĩ gây mê sẽ trao đổi về tiền sử sức khỏe của bạn. Bên cạnh đó bác sĩ sẽ lấy một ít máu của bạn và xét nghiệm lần cuối trước khi lên bàn sinh. Sản phụ sẽ được cho uống Antacid để trung hòa axít trong dạ dày và truyền dịch qua ven tay để bác sĩ có thể theo dõi mức nước trong cơ thể và cho thêm thuốc giảm đau nếu cần.
Gây tê tủy sống là kỹ thuật quan trọng trong đẻ mổ
Khi lên đến bàn mổ, bác sĩ gây mê sẽ tiến hành gây tê cục bộ (ở sống lưng hoặc ngoài màng cứng) cho sản phụ và nối ống dẫn tiểu để làm sạch bàng quang (ống dẫn sẽ vẫn được gắn ở chỗ đó khoảng từ 12 – 24 tiếng đồng hồ sau khi phẫu thuật xong). Trước khi vào phòng mổ, sản phụ cần đảm bảo đã tắm sát khuẩn và vệ sinh “vùng kín”. Bên cạnh đó phần gây tê ở lưng và cả bụng cũng được sát khuẩn kỹ càng trước khi tiến hành kỹ thuật.
Mổ đẻ như thế nào là băn khoăn của nhiều mẹ bầu. Tuy nhiên quy trình mổ đẻ được tiến hành một cách chặt chẽ và có sự chuẩn bị hết sức cẩn thận từ phía bệnh viện và ekip mổ nên mẹ bầu không cần quá lo lắng về việc thực hiện quy trình này. Mổ lấy thai mặc dù là phương pháp được đánh giá là an toàn nhưng những bác sĩ phẫu thuật phải là những bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn nhất định mới đảm bảo quá trình sinh con được an toàn.
Tìm hiểu thêm: 6 dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn đầu
Quy trình đẻ mổ được tiến hành chặt chẽ và hết sức cẩn thận
Sau khi thai phụ đã được gây tê, thử phản ứng, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật với đường rạch chừng hơn 10 cm trên da, rồi đến các lớp mô, và chạm tới tử cung. Chỉ trong vài giây, em bé được đưa ra khỏi túi ối kèm theo cả dây rốn và cả nhau thai. Trong trường hợp người mẹ còn tỉnh táo, trước khi đưa bé chăm sóc, các bác sĩ sẽ cho mẹ áp da với con.
>> Tìm hiểu về dịch vụ áp da sau sinh TẠI ĐÂY.
Toàn bộ quá trình sinh mổ diễn ra rất nhanh chóng, chỉ khoảng 10 phút kể từ vết cắt đầu tiên tới khi em bé được chào đời. Công việc còn lại là khâu lại các lớp mô, cơ, đòi hỏi thời gian lâu hơn, khoảng 30 phút, các bác sĩ có thể sẽ chọn chỉ tự tiêu hoặc chỉ phải rút ra ở đường khâu bên ngoài sau 7-9 ngày.
3. Đẻ mổ có lợi như thế nào?
Đẻ mổ là phương pháp được áp dụng khá phổ biến hiện nay do tính chủ động của nó. Trong những trường hợp khẩn cấp nguy hại cho mẹ và bé việc mổ lấy thai nhanh chóng là điểm cộng giúp mẹ và bé tránh khỏi những nguy cơ. Bên cạnh đó, phương pháp đẻ mổ giúp trẻ giảm được nguy cơ ngạt thở do thiếu oxy cũng như có thể tránh được tình trạng kẹt vai hoặc gãy xương trong biến chứng khi sinh thường.
Phương pháp đẻ mổ đảm bảo sự an toàn cho thai nhi
Tuy nhiên, phương pháp sinh mổ cũng tồn tại rất nhiều nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ sảy thai cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy, phương pháp sinh mổ có thể làm tăng nguy cơ nhau cài răng lược (tình trạng nhau thai dính quá chặt vào thành tử cung và em bé) và nhau bong non. Trong trường hợp bị nhau cài răng lược thì người mẹ sẽ phải cắt bỏ tử cung ngay lập tức. Không những vậy, vết sẹo từ vết mổ cũ cũng sẽ gây khó khăn hơn cho các lần sinh tiếp theo vì tăng nguy cơ tổn thương đến ruột, bàng quang và mất máu quá nhiều.
>>>>>Xem thêm: Ung thư tử cung – những điều cần biết
Khoảng cách giữa 2 lần sinh mổ cần cách nhau ít nhất 2 năm
Đó là lý do vì sao các bác sĩ khuyến cáo các mẹ bầu nên hạn chế số lần sinh mổ (tối đa 3 lần) và mỗi lần cách nhau một khoảng thời gian nhất định (khoảng 3 -5 năm)
Đẻ mổ như thế nào là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm vì đây là phương pháp nhờ đến sự can thiệp nhiều từ hệ thống máy móc hiện đại. Do vậy bên cạnh việc chuẩn bị tâm lý khi sinh mổ các chị em nên chủ động lựa chọn cở sở y tế uy tín để cuộc phẫu thuật sinh con diễn ra an toàn và thuận lợi nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.