Răng số 8 bị sâu vỡ là một trong những bệnh lý gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy nguyên nhân khiến răng sâu vỡ là gì, cách điều trị dứt điểm thế nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!
Bạn đang đọc: Răng số 8 bị sâu vỡ: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
1. Tìm hiểu về tình trạng răng số 8 sâu vỡ
Trên thực tế, răng số 8 hay còn gọi răng khôn là răng hàm lớn thứ 3, trên thực tế, răng 8 không mang lại lợi ích gì trên cung hàm. Sở dĩ gọi là “răng khôn” vì răng này chỉ mọc ở độ tuổi trưởng thành trên 18 tuổi, tối đa mỗi người sẽ có khoảng 4 chiếc răng, chia đều ở cả 2 hàm trên và hàm dưới.
Răng số 8 cũng gây ra nhiều phiền toái ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như tinh thần cho người bệnh. Đặc biệt, với tình trạng răng khôn bị sâu vỡ nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời có nguy cơ cao dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, có thể kể đến những trường hợp răng số 8 có nhiều chân răng và mọc khá phức tạp, đa số thường là mọc lệch, mọc ngầm gây ra nhiều vấn đề như là đau nhức, viêm nhiễm hay triệu chứng hôi miệng. Ngoài ra, răng khôn mọc lệch cũng sẽ khiến cho thức ăn bị giắt ở bên trong và dễ tích tụ vi khuẩn gây hại.
Với trường hợp răng khôn sâu vỡ, nguyên nhân là do răng thường mọc lệch tạo khe hở với những răng khác gây tích tụ thức ăn và mảng bám cũng không được vệ sinh sạch sẽ, lâu dần, tích tụ gây nguy cơ sâu răng, viêm nhiễm cũng như là hôi miệng. Ở mức độ nhẹ, răng sẽ xuất hiện những vết nhỏ đen và li ti, nếu như không được phát hiện và điều trị sớm thì lỗ sâu sẽ ngày càng lớn hơn. Răng cũng bị mất lớp men, ngà răng và chỉ còn sót lại chân răng, từ đó sẽ dẫn đến nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.
Răng số 8 bị sâu vỡ là vấn đề phổ biến bởi răng này thường có xu hướng mọc ở sâu trong cung hàm
2. Các nguyên nhân khiến răng số 8 sâu vỡ
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng răng số 8 bị sâu vỡ đó là người bệnh không chăm sóc hay vệ sinh răng miệng hàng ngày khiến cho vi khuẩn dễ tấn công và gây sâu răng. Ngoài ra, răng số 8 là răng mọc ở vị trí cuối cùng của cung hàm, do các răng khác đã mọc đúng vị trí nên không có đủ khoảng trống cho răng số 8 phát triển bình thường. Do đó, răng số 8 thường có xu hướng mọc ngang, mọc xiên hoặc mọc lệch tạo thành những khe hở. Trường hợp nếu như người bệnh không vệ sinh răng miệng cẩn thận thì khu vực này sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.
Ngoài ra, trong lúc răng khôn bị sâu, phần răng cứng cũng có nguy cơ bị tiêu dần đi theo thời gian và khiến cho răng bị mất đi lớp men hay ngà răng và chỉ còn lại chân răng.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng răng khôn bị sâu vỡ cũng có thể bao gồm:
– Do chấn thương hoặc những ngoại lực bên ngoài tác động vào làm sứt mẻ răng
– Thiếu canxi hoặc do ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng khiến răng dễ bị vỡ
– Nghiến răng là thói quen không tốt mà nhiều người mắc phải. Đặc biệt là trong khi ngủ, chúng ta thường có thói quen nghiến răng trong vô thức, lâu dần thói quen này sẽ gây mòn răng và khiến cho răng dễ bị vỡ dù là phải chịu một tác động vô cùng nhỏ
– Sử dụng nhiều đồ ăn cứng trong một thời gian dài khiến cho răng dễ bị nứt và gây vỡ men răng
3. Tác hại do sâu vỡ răng số 8 gây ra
Trường hợp sâu vỡ răng số bị đau nhức nếu như không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho toàn bộ thân răng bị phá hủy, từ đó dẫn đến tình trạng răng khôn bị vỡ chỉ còn sót lại chân răng.
Bên cạnh đó, răng số 8 bị vỡ, nứt sẽ khiến cho phần lợi lan vào bên trong hốc sâu răng, từ đó dẫn đến nguy cơ sưng lợi và thậm chí là chảy máu nếu như người bệnh ăn uống hàng ngày, dần dần sẽ dẫn đến tình trạng bị viêm nhiễm vô cùng nguy hại.
Đặc biệt, tình trạng răng khôn bị sâu vỡ thường gây ra cảm giác đau nhức, âm ỉ, và khó chịu dai dẳng, gây khó chịu và làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày cũng như tinh thần của người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Quy trình điều trị khối u buồng trứng giáp biên ác tính
Trường hợp sâu vỡ răng số bị đau nhức nếu như không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho toàn bộ thân răng bị phá hủy
4. Cách điều trị răng số 8 bị sâu vỡ thế nào
Thông thường, đối với hầu hết trường răng khôn bị sâu vỡ thì các bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh nên nhổ bỏ. Bởi vì chiếc răng này thực chất không mang lại bất cứ lợi ích nào cho chúng ta, ngoài ra, nếu không được điều trị còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng về sau. Do đó, bạn có thể yên tâm nhổ răng để có thể chấm dứt cơn đau nhức, khó chịu mà không sợ ảnh hưởng tới ăn nhai hay tính thẩm mỹ.
Hiện nay, khách hàng có thể lựa chọn giữa 2 phương pháp nhổ răng bao gồm:
4.1 Nhổ răng khôn phương pháp truyền thống
Với phương pháp này, nha sĩ sẽ sử dụng dao rạch để mở nướu phần răng khôn, sau đó sẽ sử dụng lực sinh ra từ kìm và bẩy để lấy răng số 8 ra, cuối cùng là khâu vết nhổ răng lại và vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng dụng cụ sát khuẩn chuyên dụng. Phương pháp này có ưu điểm là giá thành khá thấp, tuy nhiên bạn nên cân nhắc bởi nếu như thực hiện ở những cơ sở kém chất lượng, người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị xuất huyết nhiều, đau nhức hoặc một số biến chứng nguy hiểm khác.
4.2 Nhổ răng khôn phương pháp sóng siêu âm Piezotome
Phương pháp này có cơ chế hoạt động thông qua biến điệu của tần số sóng siêu âm, mũi khoan của máy sẽ trực tiếp tác động lên phần mô cứng ở răng, làm đứt dây chằng thân răng và giúp tách phần nướu ra khỏi chân răng. Sau đó, răng khôn sẽ được đưa ra khỏi hàm và sóng siêu âm nhanh chóng khóa mạch máu lại đảm bảo ít gây đau đớn và biến chứng cho người bệnh. Phương pháp này được các chuyên gia nha khoa đánh giá vô cùng cao bởi khắc phục được hầu hết các bất cập của phương pháp nhổ răng truyền thống.
>>>>>Xem thêm: Uống rượu và hút thuốc lá: nguyên nhân ung thư thanh quản
Tốt hơn hết, bạn nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa từ sớm để có phương pháp điều trị thích hợp
Hi vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân cũng như điều trị răng số 8 bị sâu vỡ. Tốt hơn hết, nếu như gặp phải tình trạng này thì bạn nên đến thăm khám và kiểm tra với các bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.