Ortho K lenses được biết đến là sản phẩm giúp cải thiện tật khúc xạ trong thời gian nhất định. Sản phẩm này đã được FDA cấp phép để sử dụng phổ biến kể từ năm 2002. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn khi sử dụng loại kính này để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Bạn đang đọc: 6 lưu ý khi sử dụng Ortho K lenses dành cho bạn
1. Ortho K lenses là gì?
Ortho K lenses (kính áp tròng Ortho K) được ra đời bởi 2 vị bác sĩ Newton Wesley và George Jessen. Dưới sự phát triển của y học, kính Ortho K cũng dần được nghiên cứu và cải tiến bởi bác sĩ May và Grand (năm 1970), sau đó là bác sĩ Coon (năm 1982). Đến nay, kính áp tròng Ortho K đã được biết đến là một trong các biện pháp giúp khắc phục tật khúc xạ và sử dụng khá phổ biến.
1.1. Công dụng
Sản phẩm này có công dụng kiểm soát cận thị tiến triển, mang tới hiệu quả cao và làm chậm quá trình tăng độ cận từ 40%. Tuy nhiên, nếu ngừng sử dụng thì tật khúc xạ vẫn trở lại trạng thái như cũ.
1.2. Cơ chế hoạt động
Người mắc tật khúc xạ chỉ cần đeo kính Ortho K đi ngủ tối thiểu khoảng 7 – 8 tiếng. Khi thức dậy, giác mạc sẽ bị chỉnh dạng và ép xuống thành 0 độ. Lúc này, mắt được tạo nên thị lực giống như người bình thường mà không cần đeo kính gọng hoặc kính áp tròng.
Khác với các loại kính áp tròng thông thường, kính Ortho K được sử dụng vào ban đêm (trong lúc ngủ). Do đó, phương pháp này phù hợp với các bạn trẻ ở trong độ tuổi dậy thì hoặc người có nguy cơ bị độ cận tăng nhanh.
1.3. Vật liệu sản xuất
Kính áp tròng Ortho K làm từ Hydrogel, có khả năng thấm khí cao nhằm đảm bảo cung cấp đủ oxy cho giác mạc trong lúc ngủ. Đây là phương pháp hỗ trợ điều trị được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) và CE (Ủy ban Châu Âu) phê duyệt để sử dụng với mọi lứa tuổi.
Kính áp tròng Ortho K làm từ Hydrogel và có khả năng thấm khí cao
2. Chỉ định sử dụng kính Ortho K
Kính áp tròng Ortho K được sử dụng để hỗ trợ điều chỉnh thị lực của các tật khúc xạ như: cận thị, viễn thị hoặc loạn thị.
Phương pháp chữa cận thị bằng kính áp tròng ban đêm Ortho K phù hợp cho người chưa từng phẫu thuật tật khúc xạ. Cụ thể:
– Người bị tật khúc xạ từ 7 tuổi trở lên (trẻ em đủ lớn để phối hợp tốt với bố mẹ và bác sĩ khi thăm khám).
– Người trẻ, cận thị dưới – 6.00 diop, loạn thị đến – 2.50 diop (độ loạn không quá 1/2 độ cận).
– Người mắc bệnh loạn thị không quá 1/2 độ cận thị.
– Sử dụng ở trẻ em có độ cận cao nhằm ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do cận thị.
– Người bị mắc tật khúc xạ nhưng có thị lực chỉnh kính thấp.
– Người bị cận thị lệch dùng kính nhằm ngăn ngừa chênh lệch độ cận giữa 2 mắt.
– Người bị tật khúc xạ không muốn hoặc không đủ điều kiện để tiến hành phẫu thuật.
Cho đến thời điểm hiện tại, phương pháp Ortho K được FDA chấp thuận cho điều trị cận thị đến – 6.00 diop, nhưng thông thường hiệu quả nhất cho độ cận ở mức dưới – 4,50 diop. Nó cũng có thể điều trị loạn thị lên đến – 2.50 Diop, nhưng độ loạn lý tưởng cho hiệu quả tốt nhất là dưới – 1.50 diop.
Phương pháp Ortho K lenses chống chỉ định với các trường hợp sau:
– Kính áp tròng Ortho K không thích hợp để sử dụng cho người bị chứng khô mắt và có cơ địa dị ứng.
– Người đã từng thực hiện phẫu thuật tật khúc xạ.
– Mắt gặp tình trạng viêm nhiễm bán phần trước nhãn cầu.
– Người mắc các bệnh lý bán phần trước, hệ thống ảnh hưởng tới kết giác mạc.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về bệnh đau mắt đỏ
Phương pháp chữa cận thị bằng Ortho K phù hợp cho người chưa từng phẫu thuật tật khúc xạ
3. Một số lưu ý cần nắm rõ khi sử dụng kính Ortho K
3.1. Chỉ dùng Ortho K lenses trong lúc ngủ
Ortho K là kính áp tròng cứng được thiết kế để dùng vào ban đêm trong lúc ngủ nhằm giúp điều chỉnh lại giác mạc. Kính không được dùng vào ban ngày giống như những loại kính áp tròng mềm khác.
3.2. Cần thay Ortho K lenses mới sau 1 – 2 năm
Thời gian thay một cặp kính Ortho K mới sẽ tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên thay mới sau khi dùng 1 – 2 năm hoặc bất cứ khi nào kính bị rơi rớt, nứt, vỡ.
3.3. Có thể gặp một số triệu chứng khi dùng kính Ortho K
Bạn có thể gặp phải những triệu chứng có thể gặp phải khi sử dụng kính Ortho K như khô mắt, chảy nước mắt, mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng, nhìn mờ, mắt có ghèn, mắt đỏ, cộm xốn,… Đây đều là những triệu chứng tạm thời, có thể tự giảm hoặc hết sau một thời gian điều trị bằng thuốc.
Nếu các triệu chứng này kéo dài, người bệnh cần ngưng sử dụng kính và tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.
3.4. Đeo kính Ortho K không giúp bạn hết độ cận vĩnh viễn
Khi ngưng đeo kính Ortho K mỗi ngày thì độ cận của bạn sẽ trở lại như bình thường. Do đó, nó không phải là phương pháp giúp điều trị hết cận vĩnh viễn. Tuy nhiên, Ortho K vẫn có thể làm hạn chế tăng độ cận thị ở trẻ em.
3.5. Có thể phẫu thuật chữa cận sau khi sử dụng kính Ortho K
Sau khi điều trị bằng phương pháp Ortho K, bạn vẫn có thể thực hiện phẫu thuật để điều chỉnh thị lực. Tuy nhiên, để thực hiện các phương pháp mổ cận thì trước đó bạn cần dừng việc áp dụng phương pháp Ortho K trong một khoảng thời gian (có thể mất nhiều tháng) theo chỉ định của bác sĩ để giác mạc được trở lại hình dáng ban đầu như trước khi điều trị.
3.6. Khám mắt định kỳ với bác sĩ
Để việc sử dụng Ortho K lenses an toàn và hiệu quả thì bạn cần tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc vệ sinh, lịch tái khám theo dõi chặt chẽ của bác sĩ tại những cơ sở y tế uy tín. Bác sĩ sẽ kiểm tra sự phù hợp của kính với mắt bạn, tiến triển của đường cong giác mạc và có các chỉ định phù hợp nhất.
>>>>>Xem thêm: Tại sao nên sử dụng tròng kính cận lọc ánh sáng xanh?
Khám mắt định kỳ với bác sĩ là việc làm hết sức quan trọng
Với tình trạng cận thị ngày càng gia tăng, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh hiện nay thì việc sử dụng Ortho K lenses được đánh giá là một trong những lựa chọn đáng cân nhắc giúp kiểm soát cận thị không cần phẫu thuật. Hy vọng với các thông tin được chia sẻ trong bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về kính Ortho cũng như có thêm sự lựa chọn phù hợp đôi mắt của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ ngay tới Thu Cúc TCI để được tư vấn tận tình!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.