Cận cảnh video cách rặn đẻ “siêu chuẩn”

Mẹ bầu nên tìm hiểu và xem trước những video cách rặn đẻ để có cuộc sinh thuận lợi và dễ dàng hơn.

Bạn đang đọc: Cận cảnh video cách rặn đẻ “siêu chuẩn”

Hướng dẫn cách thở khi rặn đẻ

Điều rất quan trọng giúp rặn đẻ đúng cách là mẹ phải điều chỉnh được hơi thở của mình. Khi bắt đầu cảm nhận được những cơn co thì mẹ nên tập trung thở nhanh dần đều, hơi nông. Nên nhớ hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Cơn đau càng tăng thì thở càng nhanh và nông hơn. Khi thấy bớt đau hơn, mẹ có thể thở nhẹ nhàng như bình thường và hít sâu để lấy lại năng lượng cho những lần thở kế tiếp.

Mẹ hãy ghi nhớ “cách thức thở” như sau: thở nông khi có cơn co, thở sâu và nhẹ khi giữ các cơn co tử cung.

>> Tìm hiểu: Hướng dẫn cách thở và rặn đẻ cho mẹ sinh thường

Cận cảnh video cách rặn đẻ “siêu chuẩn”

Mẹ có thể “học” cách rặn đẻ để cuộc sinh dễ dàng hơn

Cận cảnh video cách rặn đẻ

Khi vào phòng sinh, mẹ nên nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ để cuộc sinh diễn ra thuận lợi và an toàn nhất.

Khi bụng gò cứng dần và đau, mẹ nên hít một hơi thật sâu rồi nín thở, miệng ngậm chặt (không nên phát ra tiếng), nắm chặt vào thành của bàn sinh rồi dồn hơi rặn mạnh để đẩy thai nhi ra ngoài.

Trong khi rặn, mẹ phải giữ lưng áp sát vào bề mặt bàn sinh và phần mông cong lên phía trước. Giữa các cơn co có thể hít sâu để dưỡng sức cho đợt rặn tiếp.

Mẹ cũng nên cố gắng không la hét để tránh mất sức nhé. Thông thường với người sinh thường lần đầu, cuộc rặn sinh có thể kéo dài từ 30 – 40 phút còn sinh con rạ sẽ ngắn hơn, khoảng 20 – 30 phút. Tuy nhiên, thời gian này không đúng hoàn toàn với tất cả các mẹ bầu.

Mẹ nên xem video cách rặn đẻ sau tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để hiểu rõ hơn nhé:

Chăm sóc cho mẹ sinh thường

Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ sau khi sinh

Mẹ sau sinh thường có thể ăn uống bình thường sớm hơn và không nên kiêng khem quá mức để có sức hồi phục và tạo sữa nuôi con.

Nên cung cấp protein có từ thịt nạc, thịt gà, trứng và các loại đậu

Bổ sung nhiều các loại trái cây tươi và rau xanh để đảm bảo lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất, vừa tốt cho đường tiêu hóa lại đẹp da

Nên cung cấp Protein từ thịt nạc, thịt gà, trứng và các loại đậu

Canxi có trong sữa, cá mòi, đậu phụ… để hỗ trợ phát triển xương và răng cho bé

Mẹ nên “ăn chín, uống sôi”, tránh dùng ngay các thực phẩm lấy ra từ tủ lạnh.

Cận cảnh video cách rặn đẻ “siêu chuẩn”

Bữa cơm của mẹ sau sinh tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Chế độ nghỉ ngơi cho mẹ sau sinh thường

Mẹ nên nghỉ ngơi sau sinh, cố gắng ngủ đủ giấc khi có thể ngủ được. Giấc ngủ rất quan trọng, giúp mẹ hồi phục năng lượng và tinh thần được thoải mái hơn. Giữ cho tinh thần thoải mái dù biết cuộc sống mẹ sau sinh có những thay đổi cả về thói quen và tâm lý. Mẹ có thể chia sẻ với bạn bè và những người thân để giải tỏa bớt áp lực.

Chú ý giữ gìn vệ sinh vùng kín trong thời gian đầu có ra sản dịch để tránh những bệnh về phụ khoa có thể xảy ra.

Kiêng quan hệ tình dục sớm sau sinh

>> Tham khảo: Sinh thường bao lâu quan hệ được?

Sau khi sức khỏe đã ổn định hơn, mẹ có thể vận động nhẹ nhàng vừa giúp đẩy sản dịch ra nhanh lại giúp khí huyết lưu thông, ăn ngủ tốt hơn.

Tìm hiểu thêm: Những điều mẹ chưa biết về thai giáo

Cận cảnh video cách rặn đẻ “siêu chuẩn”

Mẹ nên nghỉ ngơi sau khi sinh

Mẹ sau sinh thường cần tránh những gì?

Tránh môi trường quá nóng hoặc có gió lạnh, nhiều khói bụi, tiếng ồn. Nhiệt độ phòng lý tưởng là 27 – 29 độ C.

Tuyệt đối không nằm than vì khí CO2 trong than sẽ gây ngạt cho em bé.

Sau khi tắm gội nên lau khô người ngay, tránh để cảm lạnh.

Tránh xa thuốc lá và uống những đồ có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê…

Tránh những đồ ăn cay nóng, đã lên men hay đồ nhiều chất bảo quản, chế biến sẵn

Cận cảnh video cách rặn đẻ “siêu chuẩn”

>>>>>Xem thêm: Mẹo thông tắc tia sữa bằng xilanh cho mẹ

Mẹ nên sấy khô tóc ngay sau khi gội

Trên đây là video cách rặn đẻ đúng tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc. Các mẹ nên tham khảo và tìm hiểu để cuộc sinh dễ dàng hơn. Các mẹ bầu cũng được hướng dẫn và thực hành cụ thể cách thở và rặn đẻ đúng tại  lớp học tiền sản khi đăng ký thai sản trọn gói tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc. Liên hệ tổng đài bệnh viện Thu Cúc để biết thêm thông tin chi tiết. Chúc các mẹ “vượt cạn” thành công!

Xem thêm

>> Chăm sóc sau sinh và những vấn đề thường gặp

> Đẻ thường có được ăn rau muống không?

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *