Giải đáp thực hư việc tập yoga tăng nhãn áp

Tập yoga tăng nhãn áp đúng hay sai? Người bị bệnh tăng nhãn áp thì có nên tập Yoga không? Những bài tập yoga nào thì không tốt cho mắt? Nếu đây là một trong những điều bạn đang thắc mắc thì đừng bỏ qua bài viết này để được giải đáp thật chi tiết nhé.

Bạn đang đọc: Giải đáp thực hư việc tập yoga tăng nhãn áp

1. Tập yoga tăng nhãn áp có đúng không?

Yoga là một trong những phương pháp luyện tập giúp cải thiện sức khỏe, vóc dáng và tinh thần rất tốt. Thế nhưng, hiện nay có nhiều người lo ngại rằng tập yoga tăng nhãn áp. Vậy có đúng là việc tập yoga sẽ gây tăng nhãn áp hay không?

Cho đến nay, chưa một nghiên cứu khoa học nào khẳng định tập yoga gây tăng nhãn áp. Thế nhưng, các nhà khoa học của Trung tâm Bệnh lý Mắt và Tai (New York, Mỹ) đã cảnh báo rằng: Những người thường xuyên tập động tác “trồng cây chuối” có nguy cơ giảm thị lực cao hơn.

Cảnh báo trên được đưa ra dựa trên một nghiên cứu mới được thực hiện trước đó. Nghiên cứu này đã yêu cầu nhóm tình nguyện viên khỏe mạnh và nhóm bệnh nhân bị tăng nhãn áp cùng thực hiện 4 động tác Yoga cúi thấp đầu, bao gồm: tư thế chó úp mặt, đứng gập người, tư thế cái cày và tựa chân lên tường. Kết quả đo nội nhãn (IOP) sau khi thực hiện xong các động tác đã cho thấy cả 4 tư thế tập trên đều làm tăng IOP, tăng cao nhất là tư thế chó úp mặt. Hơn thế, sau 10 phút nghỉ ngơi thư giãn, chỉ số IOP của các tình nguyện viên vẫn duy trì ở mức cao hơn bình thường.

Giải đáp thực hư việc tập yoga tăng nhãn áp

Tư thế yoga “trồng cây chuối” có thể gây tăng áp lực ở mắt gấp 2 lần

Như vậy, từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy, người bị tăng nhãn áp khi tập Yoga nên tránh những tư thế tập không tốt cho đôi mắt của mình. Hãy hỏi huấn luyện viên của mình để được tư vấn những bài tập yoga phù hợp và tốt cho sức khỏe.

2. Những lưu ý giúp cải thiện bệnh tăng nhãn áp đơn giản, hiệu quả

Tăng nhãn áp là một bệnh lý về mắt, do áp lực tại nhãn cầu tăng lên đã gây ảnh hưởng tới thị lực, khiến người bệnh bị nhìn mờ và hay đau đầu. Các tổn thương do tăng nhãn áp rất khó hồi phục, vì thế bệnh cũng rất khó chữa khỏi hẳn.

Tuy nhiên, nếu được điều trị sớm, bệnh tăng nhãn áp sẽ được kiểm soát, hạn chế tối đa những tổn thương tới mắt và ngăn ngừa các biến chứng về mắt có thể xảy ra. Dưới đây là những lưu ý giúp bạn chăm sóc, bảo vệ đôi mắt và cải thiện tốt tình trạng tăng nhãn áp đang gặp phải:

2.1. Tập luyện thể dục đều đặn mỗi ngày

Một nghiên cứu của Đại học California (Mỹ) đã chỉ ra rằng, việc tập luyện thể dục đều đặn với cường độ trung bình có thể giảm áp lực nội nhãn. Bạn có thể tập bất cứ môn thể thao nào tùy thích: tập thể dục nhịp điệu, bơi lội, bóng bàn… Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia hay huấn luyện viên của mình để có thể tránh những động tác, bài tập không tốt cho mắt.

2.2. Ăn uống lành mạnh giúp cải thiện tăng nhãn áp

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn kiểm soát tốt bệnh lý tăng nhãn áp. Điều này được khẳng định bởi một nghiên cứu đã công bố trên Tạp chí Nhãn khoa và Trị liệu (Ophthalmology and Therapy).

Theo đó, các nhà khoa học khuyên người tăng nhãn áp nên bổ sung vào chế độ ăn của mình nhiều trái cây, rau củ, các thực phẩm giàu vitamin và chất chống oxy hóa nhằm làm chậm sự phát triển của tăng nhãn áp. Những chất này có nhiều trong các thực phẩm như: tỏi, rượu vang đỏ, hành tây, lựu…

2.3. Bỏ hẳn thuốc lá

Giải đáp thực hư việc tập yoga tăng nhãn áp

Người tăng nhãn áp nên bỏ hẳn thuốc lá để bảo vệ cho đôi mắt của mình

Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn gây khô mắt và tăng nhãn áp. Đây là kết quả của một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí y học. Do đó, bệnh nhân tăng nhãn áp nên bỏ hẳn thuốc lá.

2.4. Hạn chế cafein

Một nghiên cứu khoa học được công bố trên Tạp chí Điều tra Nhãn khoa & Khoa học Thị giác đã chỉ ra rằng, cafein được nạp vào có thể làm tăng áp lực nội nhãn tạm thời. Bệnh nhân tăng nhãn áp nếu không hạn chế, giảm dần cafein thì sẽ khiến áp lực nội nhãn tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ bị mù lòa.

2.5. Không nên uống nước quá nhiều vào một lúc

Bệnh nhân tăng nhãn áp không nên uống quá nhiều nước cùng một lúc, điều này có thể làm căng mắt, khiến tình trạng tăng nhãn áp thêm tồi tệ hơn. Thay vào đó, bạn nên chia lượng nước cần uống vào mỗi ngày thành nhiều lần.

2.6. Đeo kính để bảo vệ đôi mắt

Tìm hiểu thêm: Bệnh hắc võng mạc trung tâm và những điều bạn cần biết!

Giải đáp thực hư việc tập yoga tăng nhãn áp

Đeo kính phù hợp sẽ giúp bảo vệ mắt và giảm tình trạng tăng nhãn áp

Bệnh nhân tăng nhãn áp nên duy trì thói quen đeo kính để bảo vệ đôi mặt của mình mỗi khi ra ngoài. Hơn thế, chỉnh kính cũng là một trong những giải pháp khá hiệu quả giúp khắc phục tình trạng tăng nhãn áp. Do đó, nếu bị tăng nhãn áp, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn kính mắt phù hợp giúp bảo vệ đôi mắt của mình.

2.7. Xóa bỏ thói quen dụi mắt

Bệnh nhân tăng nhãn áp thường có biểu hiện khó chịu ở mắt, một số thuốc nhỏ mắt còn khiến bệnh nhân bị ngứa ngáy, khó chịu, dễ nảy sinh hành động dụi mặt. Tuy nhiên, hành động này có thể gây tổn thương bộ phận mắt, hoặc tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng rất hại cho mắt. Vì thế, bạn nên xóa bỏ hoàn toàn thói quen này.

Giải đáp thực hư việc tập yoga tăng nhãn áp

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân, cách phòng chống tật khúc xạ và cong vẹo cột sống

Khám mắt định kỳ là cách để bảo vệ tốt nhất cho đôi mắt của bạn

Ngoài những lưu ý trên, các bệnh nhân tăng nhãn áp nên đảm bảo đi khám mắt định kỳ đầy đủ. Mục đích để được bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh, phát hiện kịp thời những nguy cơ diễn tiến nặng có thể xảy ra, kịp thời điều chỉnh phác đồ để bảo vệ tốt nhất cho đôi mắt của người bệnh.

Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết tới bạn thắc mắc yoga tăng nhãn áp có đúng không, đồng thời gợi ý tới những lưu ý để bảo vệ đôi mắt và giảm tình trạng tăng nhãn áp. Hy vọng bài viết đã mang tới bạn nhiều thông tin hữu ích về bệnh tăng nhãn áp. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới các bệnh lý về mắt, bạn hãy liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được các bác sĩ chuyên Khoa Mắt giàu kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *