Viêm quanh cuống răng có thể nói là một trong những bệnh lý răng miệng vô cùng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng không ít đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu như không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh còn có thể dẫn tới vô vàn biến chứng phức tạp khác. Vậy nguyên nhân cũng như cách điều trị viêm quanh cuống răng thế nào?
Bạn đang đọc: Điều trị viêm quanh cuống răng thế nào?
1. Những nguyên nhân dẫn đến viêm quanh cuống răng
Viêm quanh cuống răng là tình trạng viêm ở tổ chức quanh chóp của răng sau khi tủy đã chết, tổ chức bị viêm có thể bao gồm dây chằng quanh răng và xương ổ răng.
Viêm quanh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, một số nguyên nhân điển hình nhất bao gồm:
1.1. Do nhiễm khuẩn
Một số tình trạng như viêm tủy, hoại tử tủy có thể dẫn đến biến chứng viêm quanh cuống răng. Quá trình viêm tủy do các vi khuẩn xâm nhập từ lỗ sâu, làm giải phóng các chất có độc tính vào vùng mô ở quanh cuống, các độc tố có thể kể đến:
– Vi khuẩn sản sinh nội độc tố và ngoại độc tố
– Các enzyme như là phosphatase acid, ß – glucuronidase làm protein bị tiêu đi
– Enzyme làm tiêu hủy cấu trúc sợi chun hay sợi tạo keo
Bên cạnh đó, viêm quanh cuống răng cũng có thể xuất phát từ tình trạng nhiễm khuẩn quanh răng, trong đó, vi khuẩn từ mô răng xâm nhập và phát triển ở vùng cuống răng.
1.2. Do bị sang chấn răng
Theo các chuyên gia, sang chấn có thể chia làm 2 loại theo cấp độ, bao gồm:
– Sang chấn cấp tính: Là những sang chấn tác động mạnh lên răng, dẫn đến đứt mạch máu ở cuống răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển dẫn đến nguy cơ viêm quanh cuống, đây có thể gọi là bệnh viêm quanh cuống răng cấp tính.
– Sang chấn mạn tính: Bao gồm các sang chấn ở mức độ nhẹ như sang chấn khớp cắn, núm phụ, sang chấn do bệnh nhân có thói quen xấu như nghiến răng, cắn chỉ lặp lại thường xuyên, đây có thể gọi là viêm quanh cuống răng mạn tính.
Viêm quanh cuống răng là tình trạng viêm ở tổ chức quanh chóp của răng sau khi tủy đã chết
1.3. Do các sai sót trong điều trị
Viêm quanh cuống răng có thể là hậu quả của một số sai sót trong điều trị nha khoa, điển hình là sai sót khi điều trị tủy, khớp răng hoặc chất hàn thừa:
– Dính bội nhiễm khi đẩy chất bẩn ra bên ngoài trong quá trình làm sạch tủy
– Một số tác nhân hữu cơ như tạo nút ngà mùn ở bên trong lòng ống tủy hay các tác nhân cơ học như làm gãy dụng cụ gây tắc ống tủy, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm ngày càng trầm trọng hơn
– Lỗ cuống răng bị di chuyển hoặc bị xé rộng
– Trong quá trình điều trị tuỷ, vi khuẩn bị đẩy xuống cuống răng hoặc bị các dị vật như sợi cellulose từ côn giấy, bột tan từ găng tay… xâm nhập
– Vi khuẩn ở bên trong khoang tủy có thể kháng lại chất sát trùng ống tủy ở các răng
– Bệnh nhân dùng thuốc sát khuẩn có tính chất kích thích mạnh ở vùng cuống răng
– Vi khuẩn phát triển ở vị trí các chất hàn quá cuống
2. Nhận biết viêm quanh cuống răng qua những dấu hiệu điển hình
Người bệnh có thể nhận diện viêm quanh cuống răng thông qua một số dấu hiệu điển hình như:
– Cảm thấy đau răng dữ dội, đôi khi cơn đau lan lên nửa đầu, đau nhiều khi ăn nhai, không đáp ứng với thuốc giảm đau
– Vùng da ngoài tổn thương, bị sưng, nề, không rõ ranh giới, khi ấn bị đau, có hạch tương ứng
– Khi thám thường thấy có tổn thương do răng bị sâu chưa được hàn, hoặc chưa được điều trị
– Răng bị lung lay rõ, thường lung lay ở mức độ 2 hoặc mức độ 3
Với những người bị viêm quanh cuống răng, thông thường bệnh nhân sẽ bị đau cả vùng răng, do đó rất khó xác định chính xác vị trí răng bị đau. Do đó, tốt hơn hết, bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở nha khoa để được chụp X-quang, xét nghiệm máu bạch cầu để có thể chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Tìm hiểu thêm: “Mách” cho mẹ 1001 kinh nghiệm đẻ thường thực tế nhất
Tốt hơn hết, bạn nên thăm khám với các nha sĩ ngay khi có dấu hiệu để được điều trị viêm quanh cuống răng kịp thời
3. Các cách điều trị bệnh viêm quanh cuống răng
Theo các bác sĩ, điều trị viêm quanh cuống răng được đánh giá là khá phức tạp, do đó, người bệnh cần đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện thăm khám và điều trị phù hợp, hạn chế tình trạng biến chứng xảy ra.
Bước đầu tiên trong quá trình điều trị viêm cuống răng, khách hàng sẽ được lên phác đồ điều trị dựa trên mức độ viêm nhiễm cũng như được bác sĩ xác định thông qua hình ảnh chụp X-quang.
Với những bệnh nhân bị viêm cuống răng ở thể nhẹ, khi mới bị thì sẽ được tiến hành hồi phục cuống răng bằng cách loại bỏ vi khuẩn gây bệnh hoặc phần hoại tử nếu có. Từ đó, người bệnh sẽ mất dần đi cảm giác đau và sẽ nhanh chóng hồi phục.
Bên cạnh đó, trong các phương pháp điều trị viêm quanh cuống răng, không thể không nhắc đến hàn ống tủy. Đây được xem là phương pháp điều trị hiện đại bậc nhất hiện nay, tránh được xâm nhập vi khuẩn vào vùng cuống một cách hiệu quả. Với hàn ống tủy, chất hàn phải đảm bảo thực hiện nhanh chóng, chính xác đến đường ranh giới xương ngà, đồng thời phải đảm bảo được vô trùng cẩn thận.
Ngoài ra, tùy từng trường hợp cũng như mức độ mắc bệnh, bác sĩ có thể chỉ định phương án điều trị khác. Ví dụ như kỹ thuật giảm thông buồng tủy, giảm áp lực khí nhằm giảm đau đớn cho bệnh nhân. Bác sĩ nha khoa cũng có thể yêu cầu bệnh nhân kết hợp sử dụng thêm kháng sinh hoặc chỉ định dùng thép để cố định răng… cũng cần thiết để hạn chế những biến chứng do viêm cuống răng gây ra.
>>>>>Xem thêm: Tắc tia sữa nổi hạch ở nách, phụ nữ sau sinh chớ lơ là
Đừng quên tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn địa chỉ nha khoa tin cậy bạn nhé!
Trên đây là những thông tin cần biết về cách điều trị viêm quanh cuống răng. Đây tuy không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, song nếu để lâu, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng quát. Do đó, việc tìm hiểu sớm các nguyên nhân gây bệnh cũng như các dấu hiệu để có cách phòng tránh cũng như biện pháp điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết đối với bất cứ ai.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.