Lưu ý cần thiết khi cắt kính cận đổi màu

Sở hữu kính cận đổi màu mang lại nhiều thuận tiện cho người bị cận. Tuy nhiên, tùy từng thương hiệu và loại kính mà chúng ta có thể gặp một vài nhược điểm của loại tròng này. Nếu bạn đang muốn cắt kính cận đổi màu, hãy đọc bài viết này trước để tìm hiểu về loại kính này và cho mình những thông tin cần thiết trước khi lựa chọn cho mình chiếc kính phù hợp.

Bạn đang đọc: Lưu ý cần thiết khi cắt kính cận đổi màu

1. Vì sao người cận thị nên sở hữu kính cận đổi màu?

1.1. Định nghĩa về kính cận đổi màu

Kính cận đổi màu là kính mắt khá phổ biến trên thị trường hiện nay với tròng kính cận có khả năng chuyển màu sáng-tối dựa trên sự tiếp xúc với cường độ ánh sáng và tia UV. Nói một cách đơn giản, kính cận đổi màu vừa là kính cận, lại có thể trở thành kính râm trong lúc cần thiết. Đây cũng là công nghệ đánh dấu sự phát triển của ngành công nghiệp kính mắt và y học.

Tròng kính của kính cận đổi màu có cấu tạo từ gốc carbon kết hợp với vật liệu sun-sensor (có silver halide và bạc halogen là thành phần chính).Trong điều kiện ánh sáng thông thường, các phân tử bạc halogen sẽ có màu trong suốt. Nhưng khi tiếp xúc với ánh sáng cường độ mạnh, phát hiện lượng tia UV ngoài trời lớn, tròng kính sẽ được đổi sang màu sắc tối hơn, giúp cản tia UV, ánh sáng xanh và bảo vệ mắt. Tùy cường độ sáng và tia UV mà màu sắc tròng kính cũng có mức độ đậm và tối phù hợp. Với điều kiện ánh sáng thông thường, tròng kính sẽ trở về trạng thái màu trong suốt như chiếc kính cận truyền thống.

Lưu ý cần thiết khi cắt kính cận đổi màu

Kính cận đổi màu có khả năng chuyển màu sáng-tối dựa trên sự tiếp xúc với cường độ ánh sáng và tia UV

1.2. Những ưu điểm của cắt kính cận đổi màu

Với đặc tính và nguyên lý phản ứng ánh sáng, kính cận đổi màu có khả năng đổi màu tròng mắt linh hoạt trong khi vẫn giữ được tác dụng điều chỉnh tật khúc xạ mắt. Tác dụng chống tia UV, bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh được đánh giá là điểm đặc biệt giúp kính cận đổi màu hiện nay được chú ý nhiều hơn hẳn so với các loại kính cận truyền thống. Bên cạnh đó, ngoài việc hỗ trợ tầm nhìn, bảo vệ mắt khỏi tác nhân môi trường, chống tia tử ngoại và ánh sáng xanh, kính cận đổi màu cũng là phụ kiện thời trang ấn tượng, cá tính, tiết kiệm chi phí cho người dùng nhờ không cần trang bị thêm kính râm khi đi ngoài nắng.

Với sự đa năng của mình, vừa là kính cận, vừa là kính râm, thời trang, phong cách, bảo vệ mắt, lại đặc biệt tiết kiệm chi phí, kính cận đổi màu đang ngày càng phổ biến trong đời sống hiện nay.

2. Những vấn đề cần chú ý khi lựa chọn kính cận đổi màu

Kính cận đổi màu hiện nay đã rất phổ biến, nhưng không phải mọi cửa hàng kính thuốc đều sẵn sàng cung cấp loại kính này. Bên cạnh đó, người cận thị đang muốn tìm hiểu về kính cận đổi màu nhất định cần chú ý những điều dưới đây khi đi mua kính:

2.1. Có nhiều dòng kính cận đổi màu khác nhau

Không phải mọi chức năng đều luôn hiện diện đầy đủ trong một chiếc kính cận đổi màu. Loại kính này có nhiều dòng khác nhau với những khả năng khác nhau. Do đó, cần cân nhắc chọn lựa tính năng cho chiếc kính của mình. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, điều này sẽ ảnh hưởng đến giá thành của chiếc kính.

Tìm hiểu thêm: Giá mổ mắt đục thủy tinh thể hiện nay là bao nhiêu? Cần lưu ý gì?

Lưu ý cần thiết khi cắt kính cận đổi màu

Nê lựa chọn tròng kính đa năng để tránh những bất tiện trong sinh hoạt và đời sống

Dù vậy, để bảo vệ mắt của mình một cách tối ưu, bạn nên ưu tiên cắt loại kính cận đổi màu với tròng kính đa năng với những tính năng như: đổ màu, chống tia UV, chống lóa, chống ánh sáng xanh,… Ngoài ra, tính năng chống bám hơi nước, chống trầy xước,… cũng là những lựa chọn mà chúng ta nên chú ý để việc đeo kính được tiện lợi và sử dụng kính lâu bền hơn.

2.2. Lựa chọn chiết suất cho tròng kính

Chúng ta đều biết, độ cận càng nặng thì tròng kính càng dày. Thế nên trước đây, những người thị lực kém và cận nặng thì thường phải đeo những chiếc kính khá nặng. Tuy nhiên, với công nghệ hiện nay, dù cận nặng chúng ta cũng có thể chọn lựa những tròng kính mỏng hoặc siêu mỏng. Tròng kính có chiết suất càng cao thì càng mỏng, mà vẫn đảm bảo được khả năng hỗ trợ mắt cận, giúp người cận nặng không cảm thấy vướng víu nặng nề.

2.3. Không phải mọi cơ sở kính mắt đều có thể cắt kính cận đổi màu

Khi cắt tròng kính cận đổi màu, chúng ta nên đến các bệnh viện, cơ sở kính thuốc có dịch vụ kính đổi màu với máy móc đo tật khúc xạ hiện đại, đảm bảo, chuyên viên đo kính kinh nghiệm và kính mắt chính hãng, chất lượng. Với kính đổi màu, thương hiệu tròng kính mà cơ sở kính mắt sử dụng rất quan trọng. Lựa chọn những nơi dùng các thương hiệu tròng kính đổi màu uy tín sẽ giúp bạn an tâm hơn khi cắt tròng kính cận đổi màu.

2.4. Test kính kỹ càng

Bạn nên đeo kính thử trong 15 – 20 phút để xem xét sự thoải mái và khả năng nhìn khi đeo kính, đồng thời, để chắc chắn rằng tròng kính này không làm bạn khó chịu. Bên cạnh đó, bạn có thể kiểm tra sơ qua tròng kính đổi màu để xem tốc độ thay đổi màu sắc của kính khi ra nắng và khi ở trong phòng. Bạn cũng nên test xem kính có chống UV không bằng cách thử chiếu tia cực tím. Đồng thời, quan sát xem kính có độ trong suốt tuyệt đối, hay vẫn có ánh màu trong tròng kính.

2.5. Nếu lần đầu dùng kính đổi màu, bạn có thể không quen

Nếu là người chưa từng dùng kính cận đổi màu, trong thời gian đầu, bạn có thể cảm thấy không quen và khó chịu với chiếc kính. Tuy nhiên, hãy kiên trì. Nhìn vào tác dụng của kính cận đổi màu, bạn sẽ thấy sự cần thiết của chiếc kính này. Bạn cũng sẽ sớm quen khi sử dụng kính, nên đừng lo lắng.

Lưu ý cần thiết khi cắt kính cận đổi màu

>>>>>Xem thêm: Bệnh khô mắt ở trẻ em: dấu hiệu và cách chữa

Việc sử dụng kính cận đổi màu ban đầu có thể hơi lạ lẫm, cần phải làm quen

Hi vọng những thông tin trên đã cho bạn những thông tin cần thiết và có cho mình kế hoạch phù hợp khi đi cắt kính cận đổi màu. Lựa chọn cơ sở uy tín, thiết bị hiện đại, chuyên viên kinh nghiệm, cắt kính có bảo hành chính hãng sẽ là điều cần thiết để bạn chọn cho mình một chiếc kính cận đổi màu tốt. Ngoài ra, đừng quên việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt và kiểm tra thị lực định kỳ để theo dõi sức khỏe đôi mắt của bạn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *