Với sự phát triển tiến bộ của nền y học đã tạo ra các phương pháp có thể giúp bạn chủ động phòng ngừa các bệnh dễ truyền nhiễm một cách hiệu quả hơn. Sự xuất hiện của vaccine được xem là một trong số những thành tựu của y học. Tuy không phải là vấn đề xa lạ nhưng còn khá nhiều người chưa nắm rõ được các tác dụng của vaccine đem lại trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu tác dụng của vaccine trong việc bảo vệ sức khỏe
1. Tiêm vaccine là gì?
Hoạt động tiêm vaccine là đưa vaccine vào trong cơ thể với mục đích giúp cơ thể có khả năng sinh ra miễn dịch để dự phòng bệnh tật nguy hiểm. Vắc xin giúp tăng khả năng sinh sản các kháng nguyên chống lại sự hình thành, phát triển của bệnh nhanh và hiệu quả hơn.
Các kháng thể này đóng vai trò quan trọng như một lớp lá chắn bảo vệ sức khỏe con người khỏi sự tấn công của các vi khuẩn, virus gây bệnh. Sau khi tiêm vaccine, cơ thể sẽ có khả năng chống lại các loại virus trong khoảng thời gian nhất định.
Tiêm vaccine giúp tăng khả năng sinh sản các kháng nguyên chống lại sự hình thành, phát triển của bệnh
2. Những tác dụng của vaccine trong việc phòng bệnh
Sự xuất hiện của vaccine giúp kiểm soát được tình hình các bệnh lây truyền tốt hơn, ngăn ngừa được tính chất phát triển và lây lan nhanh chóng của bệnh lý này. Tác dụng của vaccine không chỉ đơn giản là bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn đem lại một số lợi ích nhất định cho cộng đồng.
2.1. Tác dụng của vaccine đối với sức khỏe mỗi cá nhân
– Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm hay gặp ở đối tượng là trẻ nhỏ như: Bạch hầu, bại liệt, uốn ván, viêm gan B/C, viêm màng não mủ, lao, quai bị, viêm não Nhật Bản, rubella…. Có tới 95% trẻ được tiêm chủng sẽ hình thành hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể trước những căn bệnh truyền nhiễm.
– Giảm thiểu các rủi ro do bệnh tật dẫn tới như biến chứng, di chứng, tử vong so với nhóm không thực hiện tiêm phòng đầy đủ.
– Tiết kiệm chi phí điều trị. Chi phí cho tiêm vaccine thấp hơn rất nhiều so với chi phí điều trị khi mắc các bệnh truyền nhiễm. Từ đó giúp bạn tiết kiệm chi phí và bảo vệ sức khỏe một cách chủ động hơn.
– Đối với trẻ em, hoạt động tiêm vaccine sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách toàn diện. Qua đó tránh được các bệnh truyền nhiễm, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, không bị các di chứng bệnh hay dị tật gây ảnh hưởng đến trí não và thể chất.
Tìm hiểu thêm: Thông tin đầy đủ về vắc xin phòng viêm gan AB cho bé
Tiêm vaccine sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách toàn diện
2.2. Tác dụng của vaccine đem lại cho xã hội
– Vai trò trong phát triển nguồn nhân lực: Những cá nhân thực hiện lịch tiêm chủng đầy đủ sẽ phát triển khỏe mạnh bình thường, đóng vai trò lớn trong bảo vệ và phát triển nguồn nhân lực cho xã hội.
– Bảo vệ sức khỏe chung của cộng đồng: Tiêm vaccine không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe một cá nhân mà còn giúp ngăn ngừa bệnh tật lây nhiễm trong cộng đồng Đây được xem là biện pháp phòng bệnh hiệu quả để hạn chế tối đa xảy ra tình trạng lây nhiễm diện rộng ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của cộng đồng.
– Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh truyền nhiễm: Ước tính khoảng 85 – 95% đối tượng thực hiện tiêm phòng cơ thể sẽ tự sinh ra các miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể và không gặp nguy hiểm tới tính mạng do di chứng của bệnh gây ra.
– Tác dụng của vaccine cũng giúp xóa đói, giảm gánh nặng kinh tế, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật sau này.
3. Quy trình và một số lưu ý khi thực hiện tiêm vaccine
3.1. Quy trình thực hiện tiêm chủng
Khi bạn nắm rõ được quy trình tiêm chủng thì việc thực hiện đúng và đầy đủ sẽ làm tăng hiệu quả phòng bệnh của các loại vaccine, bảo vệ sức khỏe người bệnh.
Quy trình sàng lọc gồm 3 bước chính:
– Khám sàng lọc và tư vấn từ bác sĩ trước khi tiêm phòng.
– Thực hiện tiêm vaccine.
– Theo dõi sức khỏe sau khi thực hiện tiêm vaccine.
Việc khám sàng lọc trước khi tiêm đóng vai trò quan trong, bác sĩ có thể nắm rõ được tình trạng sức khỏe, đánh giá cơ thể có phù hợp với vacxin hay không. Từ đó giúp giữ an toàn cho sức khỏe, phát huy tối đa tác dụng trong phòng ngừa bệnh.
3.2. Một số lưu ý khi tiêm vaccine
3.2.1 Đối với trẻ em
– Mang theo sổ tiêm chủng.
– Giữ tư thế của trẻ theo đúng tư thế được cán bộ y tế hướng dẫn.
– Cho trẻ ở lại 30 phút tại cơ sở tiêm chủng để theo dõi các phản ứng bất thường có thể xảy ra.
– Tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà ít nhất 48 tiếng về tinh thần, ăn uống, hơi thở, nhiệt độ cơ thể, phản ứng tại chỗ tiêm, không đắp/chườm lên vị trí tiêm.
– Cho trẻ tới viện hoặc cơ sở y tế nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau khi tiêm chủng như: Sốt cao (> 39 độ C), co giật, mệt lả, lừ đừ, không có phản ứng khi được gọi, tím tái, khó thở, thở rít, lồng ngực rút lõm khi thở, quấy khóc kéo dài…
3.2.2 Đối với người lớn
– Mang theo sổ tiêm chủng (nếu có).
– Cung cấp các thông tin về tình trạng sức khỏe như: Các bệnh đã/đang mắc, các loại thuốc điều trị đang sử dụng, các loại vacxin đã tiêm (trong vòng 4 tuần trở lại) và phản ứng của cơ thể trong những lần tiêm phòng trước.
– Với phụ nữ, cần thông báo cho bác sĩ biết đang có thai hay không hoặc thời gian dự định có thai.
– Nếu sức khỏe kém thì nên có người thân đi cùng.
– Theo dõi tình trạng sức khỏe 30 phút sau tiêm để được nhân viên y tế theo dõi phản ứng sau tiêm. Nếu có các biểu hiện bất thường, nôn ói, thở nhanh hay ngắt quãng, thở khò khè, da mẩn đỏ… sẽ được nhân viên y tế xử lý kịp thời.
– Cần theo dõi sức khỏe tại nhà 48 giờ sau tiêm; nếu xuất hiện tình trạng sưng đau tại vết tiêm hoặc phản ứng khác, bạn cần liên hệ trung tâm tiêm chủng hoặc tới cơ sở y tế gần nhất.
>>>>>Xem thêm: Những thứ cần chuẩn bị khi tiêm vacxin mà bạn nên biết
Chủ động theo dõi cơ thể nếu có các biểu hiện sau khi tiêm
Mong rằng bài viết trên đã cung cấp những thông tin về tác dụng của vaccine đối với sức khỏe của mọi đối tượng. Hy vọng bạn và mọi người sẽ có thêm những trang bị kiến thức về hoạt động tiêm phòng vaccine. Từ đó có thể chủ động trong việc ngăn ngừa và bảo vệ sức khỏe khỏi các bệnh lý nguy hiểm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp và tư vấn kỹ hơn hãy liên hệ ngay tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để nhận hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.