Kỹ thuật niềng răng có hiệu quả hàng đầu trong việc điều chỉnh các răng lệch lạc về đúng vị trí trên cung hàm. Thông qua đó, mọi người có thể sở hữu hàm răng đều giúp nụ cười trở nên tự tin, tỏa sáng hơn. Tuy nhiên hiện nay, rất nhiều người băn khoăn không biết liệu sâu răng có niềng răng được không. Bài viết sau sẽ giải đáp những băn khoăn đó cho bạn với sự cố vấn từ các bác sĩ nha khoa TCI.
Bạn đang đọc: Giải đáp: Sâu răng có niềng răng được không?
1. Tìm hiểu về bệnh lý sâu răng
Sâu răng là tình trạng kết cấu mô răng bị phá huỷ bởi các chất có trong thức ăn. Nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng là do vệ sinh răng miệng thiếu khoa học, không đúng cách. Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều thực phẩm có chứa đường như bánh kẹo, nước ngọt… cũng có thể dẫn đến sâu răng.
Sâu răng được chia thành hai cấp độ chính là sâu mức độ nhẹ và sâu mức độ nặng. Mọi người có thể nhận biết sâu răng thông qua việc soi gương vào trong khoang miệng. Sâu răng hình thành những đốm màu đen, thậm chí là lỗ trên bề mặt răng. Sâu ở mức độ nhẹ xuất hiện chấm, đốm đen nhỏ. Ở mức độ nặng, răng bị phá hủy nghiêm trọng, trên thân răng xuất hiện các lỗ sâu lớn hoặc sâu toàn bộ thân răng.
Sâu răng là tình trạng kết cấu mô răng bị phá huỷ bởi các chất có trong thức ăn do nguyên nhân chính là vệ sinh răng miệng thiếu khoa học
Tình trạng sâu nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những hiểm họa khôn lường:
– Sâu răng gây ra những cơn đau nhức, khó chịu khiến mọi người gặp nhiều bất tiện trong việc ăn uống, sinh hoạt.
– Răng sâu có thể ảnh hưởng tới các răng khác trong cung hàm, làm giảm khả năng nhai của mọi người.
– Sâu răng còn là một trong những tác nhân khiến miệng có mùi hôi, khó chịu làm mọi người kém tự tin trong giao tiếp.
– Khi tình trạng sâu diễn ra nghiêm trọng, sâu răng có thể làm tổn thương nướu và tuỷ.
– Thậm chí, khi răng sâu quá nặng thì có thể mất thân răng hoặc toàn bộ răng.
Do đó, bác sĩ nha khoa khuyến cáo người bệnh khi phát hiện các dấu hiệu của việc sâu răng, cần tới ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.
2. Thế nào là niềng răng chỉnh nha?
Tình trạng răng khấp khểnh, răng mọc lệch không đều khiến nhiều người cảm thấy buồn phiền, thiếu tự tin. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt cũng như giao tiếp của mọi người. Trong trường hợp mức độ lệch lạc của răng nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng tới khả năng nhai, làm mất chức năng vốn có của răng miệng.
Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia về răng hàm mặt đã nghiên cứu ra phương pháp niềng răng với chức năng chính trong việc chỉnh nha, nắn răng về vị trí thích hợp trên cung hàm. Thông qua đó, răng trở nên đều và giúp mọi người sở hữu nụ cười rạng ngời, tự tin hơn.
Để có thể nắn chỉnh vị trí răng, các bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ niềng chuyên biệt bao gồm mắc cài hoặc khay niềng… Khí cụ sẽ tác dụng lực theo từng mức độ lên răng, di chuyển vị trí của răng trong một khoảng thời gian nhất định. Thông thường, thời gian niềng răng có thể kéo dài từ khoảng 6 tháng – 2 năm. Trong nhiều trường hợp, niềng răng có thể kéo dài thời gian hơn, tùy thuộc vào mức độ lệch lạc của mỗi người.
Khí cụ sẽ tác dụng lực theo từng mức độ lên răng, di chuyển vị trí của răng trong một khoảng thời gian nhất định
Hiện nay, có nhiều phương pháp niềng răng chỉnh nha được áp dụng trong việc giúp mọi người sở hữu hàm răng hoàn hảo. Ngoài những phương pháp truyền thống như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ… thì một số các phương pháp như niềng Invisalign, niềng răng mặt trong… cũng được rất nhiều người lựa chọn để chỉnh nha. Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
3. Bị sâu răng có niềng răng được không?
Một trong những thắc mắc mà các bác sĩ nha khoa TCI nhận được trong quá trình thăm khám, điều trị các vấn đề về răng miệng của mọi người chính là “Bị sâu răng có niềng răng được không?”. Trên thực tế, tùy vào tình trạng, mức độ sâu răng của từng người để bác sĩ có thể kết luận. Tuy nhiên, việc niềng răng khi đang bị sâu có thể sẽ gặp phải nhiều rủi ro như không đảm bảo độ chắc chắn, có thể dẫn tới gãy rụng, mất răng… do mô răng đã bị phá huỷ, suy yếu…
Do vậy, để có thể đảm bảo quá trình chỉnh nha đạt được hiệu quả cao nhất, các bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh điều trị các bệnh lý về răng miệng trước, trong đó bao gồm cả sâu răng.
Bên cạnh đó, việc điều trị sâu răng sớm sẽ giúp làm giảm các cơn đau nhức, khó chịu. Đồng thời, tránh làm cho tình trạng sâu răng tiến triển nặng thêm bởi quá trình niềng răng có thể kéo dài, gắn hệ thống khí cụ phức tạp làm ngăn cản việc tiếp cận để loại bỏ các tổn thương do sâu răng.
Tìm hiểu thêm: Cắt bỏ tử cung quan hệ được không?
Sâu răng có niềng răng được không là một trong những thắc mắc bác sĩ nha khoa thường gặp trong quá trình thăm khám và điều trị
4. Nguyên tắc điều trị răng sâu trước khi niềng
Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng sâu để đưa ra các phương án điều trị phù hợp, dựa trên nguyên tắc bảo tồn mô răng nhất có thể, hạn chế tác động, làm tổn thương tuỷ răng và các mô mềm quanh răng.
Trong trường hợp sâu răng ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng, làm sạch ổ sâu và trám răng. Trám răng trong trường hợp này sẽ giúp bịt những lỗ sâu, ngăn ngừa tình trạng ổ sâu lan rộng và phục hồi độ rắn chắc, khả năng ăn nhai của răng.
Trường hợp mức độ sâu nghiêm trọng hơn, khi răng đã bị ăn mòn hết một phần hoặc toàn bộ thân răng thì bác sĩ sẽ tiến hành lấy tủy, bọc mão sứ bên ngoài hoặc nhổ răng, trồng răng bổ sung rồi mới tiến hành niềng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp có thể tận dụng khoảng trống sau khi nhổ răng để nắn chỉnh các răng khác về đúng vị trí.
>>>>>Xem thêm: Tắc tia sữa: nguyên nhân và biểu hiện nhận biết
Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng sâu để đưa ra các phương án điều trị phù hợp, an toàn cho người bệnh
Để có thể xác định được việc có thể niềng răng hay không, xử lý răng sâu như thế nào thì cần phải được thăm khám, tư vấn với bác sĩ có chuyên môn cao. Bởi vậy, bạn nên lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín khi có nhu cầu niềng răng chỉnh nha, điều trị bệnh lý răng miệng. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi sâu răng có niềng răng được không. Bạn có thể liên hệ tới các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn chi tiết hơn với bác sĩ chuyên khoa.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.