Răng hàm số 6 là một trong những chiếc răng lớn có vai trò quan trọng trong cung hàm. Khi bị sâu răng số 6, người bệnh thường cảm thấy đau đớn và gặp nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt. Vậy đâu là nguyên nhân răng hàm số 6 bị sâu và cách điều trị bệnh thế nào là hợp lý, hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn ngay sau đây.
Bạn đang đọc: Răng hàm số 6 bị sâu: Nguyên nhân và cách điều trị
1. Tìm hiểu về răng hàm số 6
Răng số 6 là chiếc răng hàm mọc ở vị trí số 6 tính từ răng cửa vào. Răng bắt đầu mọc khi mọi người ở độ tuổi từ 12 đến 13, khi đã mọc đủ răng vĩnh viễn. Khi đã mọc hết răng, người trưởng thành thường sở hữu 32 chiếc với 4 chiếc răng số 6.
Răng hàm số 6 có kích thước rất lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng nhai thức ăn của cả hàm. Bên cạnh đó, hệ thống dây chằng và mạch máu quanh chân răng số 6 cũng nhiều hơn so với các răng khác. Răng số 6 còn là răng có nhiều ống tủy nhất trong cung hàm với số lượng từ 3-5 ống tủy.
Sâu răng số 6 có thể hình thành do rất nhiều nguyên nhân như:
– Quá trình vệ sinh răng miệng kém khoa học khiến vi khuẩn phát triển gây bệnh lý răng miệng.
– Răng số 6 mọc lệch hoặc bị răng khôn tác động làm xiêu vẹo khiến thức ăn khó được làm sạch và hình thành mảng bám gây sâu răng, viêm nha chu…
– Vi khuẩn từ các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu tấn công và gây sâu răng.
– Sâu các răng khác lan ra khiến răng số 6 bị tổn thương.
– Lạm dụng thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột… hình thành mảng bám trên răng khiến vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn.
– Chế độ sinh hoạt kém khoa học làm đảo lộn quá trình trao đổi chất và làm sạch khoang miệng của cơ thể làm gia tăng các nguy cơ dẫn đến sâu răng.
Răng hàm số 6 có thể bị sâu do rất nhiều nguyên nhân như vệ sinh răng miệng thiếu khoa học
Răng hàm số 6 bị sâu rất nguy hiểm bởi đây là những chiếc răng vĩnh viễn, không thể mọc lại. Hơn thế nữa, khi bị sâu, răng sẽ không thể đảm bảo chức ăn ăn nhai của mình, khiến mọi người gặp nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt.
2. Dấu hiệu nhận biết răng số 6 bị sâu
Có rất nhiều biểu hiện của sâu răng tùy thuộc vào mức độ và vị trí răng bị sâu. Khi răng số 6 mới bị sâu thường không có biểu hiện bất thường nào. Chỉ đến khi gặp phải tình trạng nghiêm trọng, mọi người mới tá hỏa đến các cơ sở y tế:
– Sâu răng gây ra những cơn đau nhức, cơn đau nghiêm trọng hơn khi nhai thức ăn.
– Răng trở nên nhạy cảm, dễ ê buốt, khó chịu khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc quá chua, quá cay.
– Các chấm đen xuất hiện có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chấm đen dần dần lan ra, hình thành các lỗ sâu răng lớn.
– Bề mặt răng có màu nâu, ngả màu do tình trạng sâu răng đã lan đến tủy và làm tổn thương tủy răng.
– Hôi miệng nghiêm trọng không thể khắc phục bằng các phương pháp thông thường như súc miệng.
– Cơn đau răng có thể lan tới hai bên má, thái dương và đỉnh đầu do vị trí răng số 6 tập trung nhiều dây thần kinh hàm mặt quan trọng.
Khi bị sâu, răng số 6 thường xuất hiện các chấm đen, hốc sâu răng trên bề mặt
Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng sâu răng sẽ diễn biến hết sức nghiêm trọng và ảnh hưởng tới các răng khác trên cung hàm.
3. Cách điều trị răng cối lớn bị sâu
Điều trị sâu răng nói chung và răng số 6 nói riêng cần được thực hiện tại các cơ sở nha khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, xác định tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người để đưa ra các phương hướng điều trị phù hợp nhất:
3.1. Điều trị răng hàm số 6 bị sâu mức độ nhẹ
Ở mức độ nhẹ, các đốm sâu răng xuất hiện với kích thước nhỏ trên thân và bề mặt răng. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành tái khoáng hoặc bọc răng sứ để khôi phục chức năng của răng.
– Tái khoáng là phương pháp sử dụng dịch dịch đặc biệt để trám vào vị trí sâu trên răng số 6. Điều này giúp ngăn chặn tình trạng sâu phát triển và lan sang các vị trí khác trên răng.
– Bọc răng sứ được áp dụng sau khi bác sĩ tiến hành nạo vết sâu và mài răng để bảo tồn răng và duy trì thẩm mỹ. Bọc răng sứ cũng là một phương pháp được đánh giá cao trong việc mang lại hàm răng đều đặn, trắng sáng.
Hai phương pháp này giúp bảo tồn được mô răng một cách tối đa, đảm bảo chức năng ăn nhai và giúp giảm thiểu thời gian cũng như chi phí cho người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Điều trị ung thư vòm họng giai đoạn đầu và cách chẩn đoán
Ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành tái khoáng hoặc bọc răng sứ để khôi phục chức năng của răng
3.2. Điều trị răng hàm số 6 bị sâu mức độ nặng
Đối với những bệnh nhân sâu răng số 6 ở mức độ nghiêm trọng, lỗ sâu răng lớn, ăn vào tủy và ảnh hưởng tới các mô quanh răng, bác sĩ sẽ thực hiện nhổ răng để bảo tồn các răng khác trên cung hàm. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tiến hành điều trị trong trường hợp sâu răng kèm theo các bệnh lý như viêm nha chu.
Với phương pháp này, răng sâu được loại bỏ hoàn toàn, ngăn chặn tình trạng làm lây lan các ổ vi khuẩn sâu răng sang các răng khác. Tuy nhiên, để phục hồi chức năng ăn nhai của răng, các bác sĩ sẽ tiến hành trồng răng bổ sung bằng phương pháp bắc cầu răng sứ hoặc cắm Implant…
>>>>>Xem thêm: Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về ung thư cổ tử cung
Đối với những bệnh nhân sâu răng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ thực hiện nhổ răng để bảo tồn các răng khác trên cung hàm
Việc nhổ răng số 6 và trồng phục hình tương đối phức tạp nên cần được thực hiện tại nha khoa. Các bác sĩ sẽ phân tích tình trạng răng miệng trước khi tiến hành nhổ răng. Nhổ răng chỉ được thực hiện trong trường hợp răng sâu nghiêm trọng không thể khắc phục được bằng các biện pháp thông thường khác để hạn chế tác động tới dây thần kinh quanh răng.
Để khắc phục những hạn chế do răng hàm số 6 bị sâu gây ra, việc điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết. Bạn cần thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ hoặc ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường để có thể chủ động điều trị, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.