Một trong những vấn đề thường gặp trong suốt quá trình sử dụng kính mắt đó chính là tình trạng tròng kính cận bị ngả vàng. Đây là một vấn đề nhỏ mà nhiều người có thể bỏ qua, tuy nhiên về lâu dài nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh đến mắt, thậm chí là thị lực suy giảm. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục tròng kính cận bị ố vàng là gì? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về vấn đề tròng kính ngả vàng này nhé.
Bạn đang đọc: Tròng kính cận bị ố vàng: Nguyên nhân và cách khắc phục
1. Tròng kính cận ố vàng (ngả vàng) là gì?
Thông thường, ban đầu các tròng kính thuốc như kính cận thường có màu trong suốt. Ngoài ra có một số kính mắt chống ánh sáng xanh, hoặc tròng đổi màu thì có thể sẽ có màu ánh xanh, ánh tím hoặc màu khác. Vậy tròng kính ngả vàng là gì?
Mắt kính cận bị ngả vàng gây ảnh hưởng đến tầm nhìn (minh họa).
Tròng kính cận bị ngả vàng là tròng kính cận bị chuyển sang vàng nhạt sau một thời gian sử dụng nhất định. Mức độ vàng nhạt hay đậm sẽ tùy vào thời gian sử dụng và vệ sinh kính mắt của mỗi người. Sự ngả vàng tròng kính này ban đầu rất khó nhận biết, mà phải đến khi màu vàng dần đậm người dùng mới nhận ra.
2. 2 Nguyên nhân khiến tròng kính cận bị ố vàng
Một số nguyên nhân khiến mắt kính cận bị ố vàng có thể kể đến như sau:
Tìm hiểu thêm: Đau mắt đỏ biến chứng nguy hiểm thế nào và cách phòng ngừa
Khách hàng khi đến TCI vệ sinh kính cũ và thử kính mới tại quầy.
2.1 Cấu tạo mắt kính ban đầu đã có màu vàng
Cấu tạo mắt kính lúc đầu có màu vàng có thể đến từ việc tròng kính được sơn một lớp phủ có tính năng nhất định. Tuy nhiên, nhà sản xuất chỉ làm lớp phủ này có màu ánh vàng nhẹ và không ảnh hưởng đến tầm nhìn của người đeo kính. Trong số các loại tròng kính, thì kính có chức năng chống ánh sáng xanh là có khả năng bị màu vàng này nhất.
2.2 Cách giữ gìn và vệ sinh mắt kính sai cách
Một nguyên nhân nữa có thể khiến mắt kính cận bị ố vàng đó chính là do cách giữ gìn, vệ sinh mắt kính sai cách. Bề mặt kính rất dễ tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn gây nên ố vàng. Nếu bạn không thường xuyên vệ sinh mắt kính thì những vết ố, bụi bẩn có thể bám chặt mà không thể lau sạch. Bên cạnh đó, nếu vệ sinh sai cách bằng cách sử dụng chất tẩy rửa mạnh để lau hoặc chà xát cũng có thể làm tròng kính ố vàng. Lý do bởi khi lau và chà xát mạnh tròng kính sẽ làm hỏng một vài lớp phủ mắt kính khiến mắt kính sau đó ngả màu.
3. Một số cách giúp cải thiện tình trạng tròng kính cận bị vàng
Tình trạng tròng kính cận bị vàng nhẹ là một vấn đề có thể khắc phục được bằng những cách đơn giản sau đây:
3.1 Sử dụng nước lau kính chuyên dụng để loại bỏ vết ố vàng
Sử dụng nước lau kính chuyên dụng là cách đơn giản để bạn cải thiện tình trạng mắt kính bị ố vàng nhẹ. Bạn chỉ cần xịt trực tiếp dung dịch vệ sinh kính này lên mặt tròng kính để khoảng 3 giây rồi lau cẩn thận bằng khăn lau kính chuyên dụng. Lưu ý là nên dùng khăn chuyên dụng lau kính bởi khăn này mềm mại tránh bị xước mắt kính. Điều quan trọng là cách này thường áp dụng cho tròng kính bị vàng nhẹ, còn với tròng kính đã ố vàng nặng thì bạn hãy mang kính đến cửa hàng kính mắt nhé.
>>>>>Xem thêm: 3 Loại máy đo kính cận dùng trong khám cận thị tại TCI
Sử dụng nước lau kính chuyên dụng để lau kính bị ố vàng (minh họa).
3.2 Dùng giấm trắng để khắc phục tròng kính cận bị ố vàng
Giấm trắng là một dung dịch có thể tìm thấy ở bếp của mọi gia đình, ít ai biết dung dịch này có thể xử lý tình trạng ố vàng ở kính mắt. Nhờ nồng độ axit vừa phải có trong giấm mà nó có khả năng làm mờ và biến mất các vết ố vàng nhẹ. Đầu tiên, bạn có thể đổ giấm ra khăn lau chuyên lau kính rồi dùng khăn đó lau các vết ố vàng cho đến khi sạch thì thôi.
3.3 Dùng kem đánh răng để khắc phục tròng kính cận bị ố vàng
Dùng kem đánh răng làm sạch kính bị ố vàng được nhiều người sử dụng bởi có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Bạn chỉ cần thoa kem đánh răng đều lên bề mặt của tròng kính bị ố vàng, sau đó lấy khăn lau chuyên dụng để lau nhẹ nhàng cho đến khi mắt kính sáng bóng trở lại. Lưu ý rằng không được sử dụng loại kem đánh răng có các hạt nhỏ li ti, để tránh làm xước bề mặt kính.
3.4 Dùng baking soda
Dùng baking soda là giải pháp khá đơn giản giúp bạn loại bỏ vàng ố ở mắt kính nhanh gọn. Bạn chỉ cần hòa tan 1 ít baking soda vào nước theo tỉ lệ 1:1 chờ tan hết rồi dùng bông gòn hoặc khăn mềm thấm vào dung dịch trên để lau sạch vết bẩn trên kính. Nhờ chất kiềm có trong baking soda mà có thể tẩy sạch được vết ố vàng, cặn bẩn, cũng như giảm các vết trầy xước trên kính cận.
– Lưu ý: Nếu những cách kể trên không thể cải thiện được tình trạng ố vàng của kính thì bạn hãy mang kính ra cửa hàng kính nơi bạn đã mua để họ vệ sinh mắt kính nhé.
4. 5 Lưu ý khi bảo quản kính tránh bị ố vàng
Bên cạnh những cách khắc phục kể trên, bạn cũng cần chủ động hơn trong việc bảo quản, vệ sinh tròng kính. Cụ thể, 5 lưu ý khi bảo quản kính cận tránh bị ố vàng như sau:
– Không sờ trực tiếp tay vào tròng kính vì các dấu vân tay, bụi bẩn và vi khuẩn từ tay có thể bám lên mắt kính. Khi điều này xảy ra thường xuyên khiến cho mắt kính cận dần bị mờ nhòe, bị xước và ngả vàng.
– Không nên lau kính bằng khăn tùy ý hoặc quần áo. Thực tế, đây là thói quen của nhiều người khi sử dụng kính cận, hễ bị mờ là họ có thể lau vào bất kỳ đâu. Tuy nhiên, quần áo lại có nhiều bụi vải, vi khuẩn khi chà xát lên tròng kính có thể gây xước kính.
– Thường xuyên vệ sinh kính cận bằng những cách đơn giản kể trên, tránh để vết bẩn bám quá lâu sẽ khó làm sạch.
– Khi không sử dụng kính cận, hãy cất gọn kính trong hộp đựng kính tránh bị va đập gây xây xước và dễ tìm hơn khi cần.
– Thường xuyên vệ sinh giặt khăn lau kính để tránh bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ lâu ngày gây ố vàng kính, thậm chí gây bệnh lý về mắt.
Hy vọng những thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục mắt kính cận bị ố vàng hữu ích với bạn đọc. Nếu thấy áp dụng các cách làm tại nhà trên mà tròng kính ố vàng vẫn không hết, hãy ghé Thu Cúc TCI để được hỗ trợ bạn nha.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.