Hôi miệng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân điển hình là do sâu răng. Vậy răng sâu gây hôi miệng khắc phục như thế nào, làm sao để điều trị dứt điểm, nếu như bạn đang quan tâm đến những vấn đề trên thì hãy cùng tìm hiểu bài viết để được giải đáp nhé!
Bạn đang đọc: Sâu răng gây hôi miệng khắc phục thế nào?
1. Lý giải nguyên nhân vì sao răng sâu gây hôi miệng
Trước tiên, giải thích về tình trạng hôi miệng, đây là tình trạng hơi thở từ miệng thoát ra ngoài có mùi hôi gây khó chịu. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ việc vệ sinh răng miệng không đảm bảo hoặc bắt nguồn từ những căn bệnh về răng miệng hoặc các cơ quan khác trong hệ hô hấp. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu cho những người xung quanh khi tiếp xúc gần mà ngoài ra đây cũng có thể là dấu hiệu nhận biết của một số loại bệnh lý khác.
Hôi miệng có thể nói là tình trạng vô cùng phổ biến, theo thống kê từ các chuyên gia, cứ 10 người thì có tới khoảng 1 đến 2 người mắc bệnh lý về răng miệng hay các cơ quan khác trong hệ hô hấp. Không chỉ khiến cho bạn có cảm giác tự ti, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đây cũng có thể là dấu hiệu nhận biết của nhiều loại bệnh lý.
Trong đó, sâu răng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này, nguyên nhân là do khi bị sâu răng, các men răng sẽ bị phá hủy, các túi (lỗ) sâu hình thành và gây nên mùi hôi khó chịu. Các vi khuẩn gây sâu răng cũng sẽ tích tụ và phát triển nhanh chóng, lan rộng ra các bộ phận khác như lưỡi, nướu, khoang miệng… Lúc này, vi khuẩn sẽ tấn công nhanh chóng vào nhiều phía khiến cho miệng bốc mùi nhanh chóng và rất khó để kiểm soát.
Nghiêm trọng hơn, trong quá trình phát triển, sâu răng thường tiết ra axit có khả năng làm bào mòn men răng, do đó mà sâu răng thường phát triển rất nhanh chóng.
Thậm chí, ngay cả khi bạn đã xử lý sâu răng gây hôi miệng bằng những vật liệu trám thì vấn đề hôi miệng vẫn có thể tiếp diễn. Nếu như trong một vài trường hợp, vật liệu trám nếu như không tương thích với răng thật, sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn gây hôi miệng ẩn náu ở bên dưới.
Răng sâu gây hôi miệng là tình trạng hơi thở từ miệng thoát ra ngoài có mùi hôi gây khó chịu
2. Một số cách khắc phục sâu răng gây hôi miệng
Thông thường, khi bị sâu răng gây hôi miệng thì thức ăn sẽ không còn giữ được mùi vị. Thậm chí, ở một số trường hợp, chất thải của vi khuẩn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, thậm chí còn khiến cho bạn bị ngộ độc khi nuốt phải một lượng lớn. Ngoài ra, hôi miệng cũng là thủ phạm hàng đầu khiến cho chúng ta mất tự tin khi giao tiếp. Vậy khắc phục hôi miệng như thế nào? Cùng theo dõi các thông tin dưới đây bạn nhé!
2.1. Điều trị chứng hôi miệng từ nguyên nhân
Nếu như muốn điều trị dứt điểm, trước tiên bạn cần giải quyết hôi miệng từ nguyên nhân. Ngay khi có dấu hiệu sâu răng gây hôi miệng, tốt hơn hết bạn nên đến phòng khám nha khoa để kiểm tra răng miệng cũng như xác định tình trạng sâu răng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ có đánh giá cụ thể cũng như đề xuất biện pháp điều trị phù hợp nhất.
Nhìn chung, phương án hiệu quả nhất đó là lấy sạch cao răng, mảng bám, đối với sâu răng nhẹ, vết sâ viêm sẽ được làm sạch mảng bám đen và sử dụng cao răng nhân tạo để trám lại. Đối với những trường hợp sâu răng nặng, khi lỗ sâu ăn vào vùng tủy, bạn sẽ bắt buộc điều trị tủy, trám đầy răng để bảo toàn thân răng. Tuy nhiên, với những trường hợp khó giải quyết thì bắt buộc phải nhổ bỏ hoặc trồng răng giả để thay thế.
Khi tình trạng sâu răng gây hôi miệng đã được giải quyết, mùi hôi cũng sẽ giảm đi đáng kể. Tuy nhiên lưu ý là sâu răng vẫn có thể tái đi tái lại, do đố bạn vẫn cần duy trì vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
2.2. Súc miệng bằng nước muối loãng
Muối loãng có tác dụng rất tốt cho sát khuẩn và vệ sinh răng miệng, do đó, bạn có thể sử dụng nước muối loãng như một biện pháp hữu ích để làm giảm mùi hôi.
2.3. Luôn giữ cho miệng có đủ độ ẩm
Trong nước bọt có chứa Lysozyme là một chất có tác dụng tuyệt vời trong việc bảo vệ răng miệng. Do đó, theo chuyên gia, nguyên tắc hàng đầu để giảm hôi miệng đó là không để cho miệng bị khô. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ như là kẹo cao su không đường nhằm tăng kích thích hoạt động của tuyến nước bọt, rửa trôi và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
Tìm hiểu thêm: Ung thư gan giai đoạn đầu có chữa được không?
Luôn giữ cho miệng đủ độ ẩm là một cách khắc phục sâu răng gây hôi miệng hiệu quả
2.4. Sử dụng chanh tươi hoặc là giấm táo
Chanh tươi hoặc giấm táo là các loại thực phẩm có vị chua, tính axit cao. Bạn có thể sử dụng nước chanh pha cùng với muối hoặc pha loãng giấm táo để súc miệng hàng ngày. Đây cũng là một biện pháp hạn chế mùi hôi do vi khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, do đặc tính của axit nên nước chanh và giấm táo cũng có khả năng sát khuẩn vô cùng tốt. Tuy nhiên bạn lưu ý nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bởi axit có thể làm men răng dễ bị bào mòn.
2.5. Sử dụng một số loại thực phẩm có khả năng diệt khuẩn, diệt mùi
Bên cạnh đó, bạn có thể dùng lá bạc hà và quả táo đỏ để khắc phục tình trạng hôi miệng. Bởi tinh dầu trong lá bạc hà có mùi thơm dễ chịu, the mát, đồng thời có khả năng diệt khuẩn rất tốt. Với táo đỏ, đây là loại quả có chứa thành phần Polyphenol tự nhiên, một chất có khả năng làm sạch miệng cũng như tiêu diệt vi khuẩn vô cùng hiệu quả.
Đối với những trường hợp sâu răng gây hôi miệng, mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp khắc phục tuy nhiên tình trạng hôi miệng không có cải thiện tốt thì khả năng cao bạn đã mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng khác như: Tiểu đường loại 2, trào ngược dạ dày, giãn phế quản, tắc ruột, viêm phổi, suy gan hay thậm chí là các bệnh ung thư. Trong những trường hợp này thì tốt hơn cả bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên môn, ngoài ra sau khi chẩn đoán thì bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp phù hợp.
3. Hướng dẫn bạn các cách ngăn ngừa sâu răng gây hôi miệng
Sâu răng nếu như không được khắc phục kịp thời có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là nguy cơ mất răng. Do đó, để ngăn ngừa diễn biến xấu nhất có thể xảy ra, mỗi chúng ta cần có ý thức ngăn ngừa sâu răng từ sớm thông qua những biện pháp như:
– Thay đổi thói quen ăn uống để ngăn ngừa sâu răng
– Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, canxi, cùng với đó là hạn chế những thực phẩm hay đồ uống chứa nhiều đường
– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng sâu răng
– Đánh răng đúng cách, thay bàn chải theo định kỳ 3 đến 4 tháng/lần
– Đảm bảo khoang miệng được vệ sinh sạch sẽ, sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa
– Khám răng định kỳ 6 tháng/lần, cần kết hợp bằng cách súc miền với nước muối pha loãng để sát khuẩn và có thể giúp răng chắc khỏe hơn.
– Thăm khám kịp thời nếu nhận thấy răng bị đau, nhức bất thường để có thể thăm khám kịp thời.
Hi vọng rằng những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc hình dung chi tiết về nguyên nhân cũng như cách điều trị sâu răng gây hôi miệng.
>>>>>Xem thêm: Tư vấn: Cấy ghép implant ở đâu tốt và an toàn
Thu Cúc TCI vinh dự là cơ sở chăm sóc răng miệng được khách hàng tin tưởng hàng đầu
Khoa Răng Hàm Mặt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ điều trị và chăm sóc răng miệng chuyên sâu được các khách hàng tin tưởng hàng đầu. Không chỉ quy tụ đội ngũ bác sĩ Răng Hàm Mặt đầu ngành, điều dưỡng chuyên nghiệp, thân thiện, Thu Cúc TCI còn luôn chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất nhằm đem lại trải nghiệm lý tưởng dành cho khách hàng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.