Sâu răng có mủ: Dấu hiệu, biến chứng, cách điều trị

Sâu răng có mủ là tình trạng bệnh lý đã ở mức độ khá nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới những biến chứng vô cùng nguy hiểm tới răng miệng. Cùng tìm hiểu về bệnh lý này ngay sau đây để biết cách phòng ngừa và điều trị khoa học.

Bạn đang đọc: Sâu răng có mủ: Dấu hiệu, biến chứng, cách điều trị

1. Nhận biết bệnh lý sâu răng có mủ

Sâu răng được phân chia thành nhiều mức độ khác nhau để bác sĩ nha khoa có thể xử trí đúng cách. Sâu răng khi xuất hiện mủ, dịch bất thường được các bác sĩ đánh giá là mức độ nguy hiểm. Ở giai đoạn này, vi khuẩn có hại xâm nhập nghiêm trọng qua lớp ngà răng, tấn công vào tủy răng và cả các mô nướu quanh răng của người bệnh.

Các dấu hiệu có thể dễ dàng nhận biết khi sâu răng đã ở giai đoạn có mủ là:

– Những cơn đau nhức răng kéo dài, lan ra khắp hàm, ảnh hưởng đến tài và cổ.

– Vùng mặt quanh khu vực răng bị viêm sưng to.

– Nướu răng sưng tấy, đau nhức và thậm chí có thể chảy máu.

– Phát hiện dịch mủ bất thường trong lỗ sâu hoặc quanh nướu

– Răng gần như đã tổn thương hoàn toàn, ngả màu vàng, sẫm màu.

– Răng có dấu hiệu lung lay, cảm giác không chắc chắn khi ăn nhai.

– Hơi thở có mùi khó chịu, miệng cảm nhận có vị tanh.

– Thậm chí, có thể xuất hiện hạch huyết ở cổ hoặc ở dưới hàm.

– Cảm giác nóng rát quanh răng kèm theo hiện tượng mệt mỏi, sốt cao.

Khi răng sâu đã có mủ, người bệnh cần phải điều trị bằng thuốc đặc trị theo phác đồ phức tạp hoặc sử dụng các thủ thuật nội nha điều trị chuyên sâu.

Sâu răng có mủ: Dấu hiệu, biến chứng, cách điều trị

Sâu răng khi xuất hiện mủ, dịch bất thường được các bác sĩ đánh giá là mức độ nguy hiểm

2. Biến chứng răng sâu có mủ

Khi mức độ sâu răng đã trở nên nghiêm trọng và xuất hiện mủ, dịch bất thường, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm:

– Viêm nha chu: Sâu răng tụ mủ hình thành khi vi khuẩn xâm nhập và tấn công các tổ chức trong răng, quanh răng. Vi khuẩn lan rộng và làm tổn thương dây chằng, ổ xương, gai lợi và gây viêm nha chu. Lúc này, toàn bộ các tổ chức quanh răng đã bị viêm nhiễm nghiêm trọng, tổn thương lớn dẫn tới đau nhức, hôi miệng và chảy máu chân răng.

– Áp xe chân răng: Vi khuẩn sâu răng tấn công tủy răng gây nên tình trạng áp xe răng. Áp xe răng hình thành các ổ mủ, dịch lạ tại chân và lỗ sâu của răng. Đồng thời, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, sưng hạch cổ, hôi miệng, sưng nướu lợi… ở vị trí răng bị tổn thương.

– Tổn thương răng xung quanh: Do vi khuẩn phát triển quá mức, lan sang các răng khác và làm tổn thương các răng khác trên cung hàm. Nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn tới sâu nhiều răng cùng một lúc.

– Mất răng: Vi khuẩn ăn sâu vào trong tủy và chân răng khiến răng lung lay và có thể dẫn tới mất răng.

Bên cạnh những mối nguy cơ kể trên, sâu răng có mủ còn mang lại nhiều phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày. Những cơn đau do tụ mủ khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Tình trạng hôi miệng cũng sẽ làm mọi người thiếu tự tin hơn khi giao tiếp xã hội.

Để ngăn ngừa biến chứng, việc điều trị răng sâu sớm là cách đúng đắn nhất, giúp bảo vệ sức khỏe hàm răng.

Sâu răng có mủ: Dấu hiệu, biến chứng, cách điều trị

Sâu răng xuất hiện mủ nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như viêm nha chu, mất răng…

3. Nguyên tắc điều trị sâu răng có mủ

Trước khi chỉ định các biện pháp điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe răng miệng, chụp X-Quang để xác định tổn thương và biến chứng sâu răng.

Sau đó, bác sĩ sẽ điều trị sâu răng theo nguyên tắc xác định tình trạng, mức độ bệnh để đưa ra phác đồ phù hợp nhất:

– Trám răng trong trường hợp các lỗ sâu không quá lớn nhưng gây đau và có mủ. Bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp bằng việc chiếu tia laser/ sóng siêu âm để tiêu diệt vi khuẩn có hại. Cuối cùng, bác sĩ sẽ sử dụng nhựa composite để trám lên ổ sâu, ngăn chặn vi khuẩn tấn công và phục hồi chức năng, thẩm mỹ của răng.

– Rút tủy răng được thực hiện khi sâu răng ăn vào tủy gây viêm nhiễm và hoại tử. Bác sĩ sẽ tạo lỗ khoan trên bề mặt răng, sau đó rút hết dịch tủy bị viêm nhiễm, đồng thời sử dụng vật liệu nhân tạo trám vào khoang tủy để khôi phục kết cấu của răng.

– Nhổ bỏ răng nếu sâu răng có mủ làm tổn thương chân răng nghiêm trọng, việc nhổ răng là điều cần thiết để ngăn chặn tình trạng hư hại mô nướu và răng lân cận.
– Trích rạch mủ, dẫn lưu mủ và làm sạch ổ nhiễm trùng nếu ổ mủ lớn có nguy cơ vỡ ra. Nếu không can thiệp để ổ mủ tự vỡ thì có thể gây nhiễm trùng nướu, viêm nha chu và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết.

– Bên cạnh đó, sâu răng có mủ còn có thể điều trị bằng các phương pháp khác như sử dụng kháng sinh, sử dụng kem đánh răng chứa fluoride…

Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa của chỉ số tầm soát ung thư buồng trứng cao

Sâu răng có mủ: Dấu hiệu, biến chứng, cách điều trị

Bác sĩ điều trị sâu răng theo nguyên tắc xác định tình trạng, mức độ bệnh để đưa ra phác đồ phù hợp nhất

4. Lưu ý chăm sóc răng miệng sau khi điều trị

Sau khi điều trị, răng miệng rất nhạy cảm và các tác nhân có hại dễ dàng tấn công gây bệnh. Do đó, việc chăm sóc đúng cách là thực sự cần thiết để giúp nhanh lành thương và bảo vệ sức khỏe răng miệng.

– Chải răng đều đặn mỗi ngày ít nhất 2 lần vào thời điểm sau khi ngủ dậy, trước khi đi ngủ.

– Sử dụng bàn chải có lông mềm, mảnh để tránh làm tổn thương nướu trong quá trình chải răng.

– Sử dụng kết hợp cả chỉ tơ nha khoa, máy tăm nước để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa trong kẽ răng.

– Vệ sinh cả mặt lưỡi và súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng để làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa hôi miệng.

– Uống đủ nước để cân bằng môi trường trong khoang miệng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển quá mức gây bệnh.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, ưu tiên sử dụng các thực phẩm giàu canxi để giúp răng chắc khỏe.

– Không hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn, có nhiều màu thực phẩm để tránh làm hỏng men răng.

– Ăn nhiều sữa chua, rau củ tươi xanh… để cải thiện hệ vi sinh trong khoang miệng.

– Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ thường xuyên hoặc ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Sâu răng có mủ: Dấu hiệu, biến chứng, cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ thường xuyên hoặc ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường để được điều trị kịp thời

Sâu răng có mủ là bệnh lý răng miệng vô cùng nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do vậy, mọi người cần chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân bằng việc chăm sóc răng miệng đúng cách và thăm khám định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *