Uốn ván là bệnh lý dễ truyền nhiễm và có tỷ lệ tử vong rất cao. Nhưng hiện nay, bệnh lý này có thể được phòng ngừa hiệu quả với sự giúp đỡ của vaccine uốn ván. Để biết thêm nhiều thông tin về loại vaccine này, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: 3 thông tin cần biết về tiêm vaccine uốn ván
1. Tìm hiểu về bệnh lý uốn ván
1.1. Uốn ván là bệnh lý gì?
Bệnh lý uốn ván nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao do sự phát triển của loại vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Các bào từ của loại vi khuẩn này sống và sinh sôi trong đất, bụi, phân… Nếu con người có các vết cắt hoặc vết thương hở vô tình tiếp xúc với loại vi khuẩn này thì chúng sẽ đi vào trong cơ thể, tạo ra vi khuẩn độc gây ảnh hưởng tới cơ bắp và dây thần kinh của người bệnh.
1.2. Nguyên nhân lây nhiễm bệnh uốn ván
Điều khiến người bệnh dễ mắc bệnh lý này nhất là khi giẫm lên móng tay bẩn, mảnh thủy tinh hoặc đinh hoen gỉ/ gỗ sắc nhọn đâm qua da. Có một vài trường hợp khác bị mắc uốn ván do liên quan đến bệnh lý nội khoa như vết thương viêm tai giữa, chảy mủ tai, chàm da mạn tính, sâu răng, vết thương khó lành, vết loét do ung thư vú gây ra…
Trẻ sơ sinh dễ bị mắc uốn ván do bào tử uốn ván xâm nhập qua dây rốn trong quá trình sinh đẻ. Nếu phụ huynh không chăm sóc, vệ sinh và không băng rốn cẩn thận sẽ tạo điều kiện cho bào tử uốn ván xâm nhập dễ dàng hơn.
Người bệnh dễ mắc uốn ván nhất là khi giẫm lên đinh hoen gỉ/ gỗ sắc nhọn đâm qua da
1.3. Triệu chứng của bệnh lý uốn ván
Khi mắc bệnh lý uốn ván, cơ thể người bệnh sẽ có những biểu hiện ban đầu như co cứng cơ và đau dữ dội, thường sẽ bắt đầu từ hàm sau đó tiến tới các bộ phận khác và kèm theo một số biểu hiện như:
– Cơ mặt và cơ nhai bị co cứng.
– Co cứng cơ gáy, cơ lưng, cơ bụng, đôi khi co cứng ở vùng có vết thương.
– Xuất hiện các cơn co giật toàn thân nếu cơ thể bị kích thích bởi va chạm, tiếng ồn, ánh sáng mạnh…
– Đối với trẻ nhỏ mắc uốn ván sẽ có biểu hiện quấy khóc, bỏ bú, co giật và cơ cứng, uốn cong người, sốt cao, rối loạn tiêu hóa, đổ mồ hôi, nhịp tim/ thở nhanh, gấp…
1.4. Biến chứng của uốn ván ảnh hưởng sức khỏe
Nếu bệnh lý này không được phát hiện điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm:
– Gãy xương.
– Viêm phổi.
– Co thắt thanh quản.
– Động kinh.
– Thuyên tắc phổi.
– Suy thận cấp.
2. Đối tượng và thời điểm tiêm vaccine uốn ván
2.1. Đối tượng cần tiêm vaccine uốn ván
Tiêm phòng vaccine uốn ván rất quan trọng và cần thiết đối với sức khỏe của mỗi người. Bởi tính chất của vaccine uốn ván không thể tạo kháng thể bền vững nên nhóm đối tượng sau nên chủ động tiêm phòng để ngăn ngừa bệnh:
– Phụ nữ mang thai: Tiêm phòng vaccin uốn ván cho phụ nữ đang mang thai là việc làm quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé. Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh có tỷ lệ tử vong lên tới 90%. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ qua việc cắt rốn. Phụ nữ mang thai cũng dễ mắc uốn ván trong quá trình chuyển dạ.
– Nông dân: Đối tượng có nguy cơ mắc uốn ván cao do môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với bùn đất, chất thải của gia cầm/gia súc… chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Trong quá trình làm việc, các vết thương hở tiếp xúc với bùn đất làm tăng khả năng nhiễm khuẩn.
– Công nhân xây dựng: Đây là một trong những đối tượng cần tiêm uốn ván để đề phòng tai nạn nghề nghiệp. Tiêm vaccine uốn ván ngay trong vòng 24h tính từ thời điểm vết thương vừa tiếp xúc với kim loại như đinh, sắt, thép…
Tìm hiểu thêm: Tất tần tật những điều cần biết về vắc xin Prevenar 13
Tiêm phòng vaccine uốn ván rất quan trọng và cần thiết đối với sức khỏe của mỗi người
2.2. Thời điểm thực hiện tiêm vaccine uốn ván
Tất cả mọi người đều có thể phòng tránh được uốn ván dễ dàng bằng cách chủ động tiêm phòng vaccine theo đúng liệu trình.
2.2.1 Đối với trẻ em
– Từ 2 – 4 tháng tuổi cần tiêm 3 mũi vắc xin 5in1 (bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não do vi khuẩn HIB) hoặc 6in1 (bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, HIB, viêm gan B).
– Khi trẻ được 18 tháng tuổi cần tiêm nhắc lại vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván.
2.2.2 Đối với nữ giới trong độ tuổi sinh sản
– Theo khuyến cáo của WHO, tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (dù có thai/ chưa có thai) đều cần được tiêm phòng uốn ván để tạo kháng thể giúp mẹ và bé được bảo vệ trong trường hợp xấu nhất
2.2.3 Người có nguy cơ mắc bệnh cao
– Đối tượng nguy cơ cao bao gồm: Người làm việc ở vườn/ trang trại/ nông trường/ chăn nuôi gia súc, gia cầm; người dọn vệ sinh cống rãnh, công nhân xây dựng tại các công trình… nên tiêm miễn dịch 3 liều trong vòng 6 tháng.
Tiêm phòng vắc xin uốn ván được khuyến cáo cần được áp dụng cho trẻ sơ sinh, trẻ em, trẻ vị thành niên, người lớn/ người cao tuổi, người có nguy cơ cao. Liệu trình sẽ phụ thuộc vào quy định của Bộ Y tế và nên tiêm nhắc lại theo thời gian được khuyến cáo để phát huy tác dụng bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất.
3. Lưu ý khi thực hiện tiêm uốn ván
Sau khi hoàn thành tiêm vaccine uốn ván, cơ thể có thể gặp một số tác dụng phụ của vaccine như:
– Phản ứng tại vị trí tiêm như đau, quầng đỏ.
– Sốt nhẹ 38 – 39 độ C và tự khỏi sau vài ngày.
– Đau đầu, mệt mỏi và cảm thấy nhức toàn thân.
– Buồn nôn hoặc đau dạ dày.
Ngoài ra, có một số tác dụng phụ khác hiếm gặp hơn như:
– Khó thở, tim đập nhanh.
– Co giật.
>>>>>Xem thêm: Các loại vắc xin thủy đậu khác nhau như thế nào?
Cần theo dõi sức khỏe sau 24h để xử lý kịp thời các tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine
Như đã nói ở trên, uốn ván là căn bệnh có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng con người, tuy nhiên lại có thể ngăn ngừa bằng việc tuân thủ lịch tiêm vaccine uốn ván. Chính vì lý do đó mà tiêm phòng uốn ván rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và cả gia đình bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp và tư vấn, hãy liên hệ ngay tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để nhận hỗ trợ sớm nhất!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.