“Xử gọn” cơn đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu

Có rất nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của các mẹ bầu và gây ra tâm lý hoang mang. Bài viết sau sẽ cung cấp những cách giúp giảm các cơn đau lưng khi mang thai cho mẹ.

Bạn đang đọc: “Xử gọn” cơn đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu

1. Các cơn đau lưng khi mang thai thường gặp

Hiện tượng đau lưng thường gặp rất sớm trong thai kỳ, khoảng từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 14. Mẹ bầu có thể gặp một trong những cơn đau như:

Đau vùng xương chậu: Kiểu đau này khá phổ biến khi mẹ bầu cảm thấy đau ê ẩm một hoặc cả 2 bên mông hoặc mặt sau đùi. Cơn đau càng rõ rệt khi mẹ đi bộ, leo cầu thang hay vặn người khi nằm

Đau thắt lưng: Cơn đau này tập trung ở phần eo. Khi ngồi hay đứng trong thời gian dài thì cơn đau càng nặng hơn.

“Xử gọn” cơn đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu

Đau lưng khi mang thai tuần đầu

2. Nguyên nhân đau lưng khi mang thai

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau lưng khi mang thai. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

2.1. Do bệnh

Một số trường hợp đau lưng khi mang thai có thể liên quan tới chứng đau thần kinh tọa. Nguyên nhân là do các dây chằng ở vùng lưng và xương chậu bị giảm chức năng gây ra các cơn đau nhói.

2.2. Sự thay đổi của hormone

Sự thay đổi hormone trong thai kỳ, cụ thể là hormone Progesterone có thể làm lỏng lẻo các khớp và dây chằng nối với xương chậu, cột sống. Sự thay đổi này ở các khớp xương khiến chức năng nâng đỡ của lưng bị suy giảm.

2.3. Tăng trọng lượng cơ thể

Trong những tháng đầu của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu bắt đầu tăng cân khiến lưng phải chịu sức ép dẫn đến việc đau lưng khi mang thai.

“Xử gọn” cơn đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu

Tăng trọng lượng cũng là nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai

2.4. Cơ vùng bụng bị yếu đi

Cơ vùng bụng có chức năng chịu sức ép từ cơ thể, co giãn linh hoạt khi chúng ta nằm, đi đứng hay ngồi. Trong thời gian mang thai thì cơ bụng không còn giữ được chức năng trên nên khiến vùng cơ lưng bị chèn ép, gây ra các cơn đau.

2.5. Tâm lý căng thẳng

Tâm lý của phụ nữ mang thai thất thường, hay lo lắng, căng thẳng cũng có thể là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến những cơn đau lưng.

2.6. Tư thế ngồi không đúng

Ngồi một chỗ quá lâu hay ngồi không đúng tư thế cũng là những nguyên nhân khiến đau lưng khi mang thai. Có những mẹ bầu lại thường có thói quen ngồi bệt, đặt 2 gót chân xuống sàn nhà và chống 2 tay ra phía sau để giữ thăng bằng cho cơ thể mà không biết chính tư thế này khiến lực bị dồn xuống vùng lưng, gây ra những cơn đau.

>> Tham khảo: Tư thế nằm và ngồi đúng cách trong 3 tháng đầu mang thai

3. Cách giảm đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu

3.1. Nên chọn các loại giày bệt

Mẹ bầu nên hạn chế đi giày cao gót, thay vào đó là những đôi giày bệt vừa vặn và thoải mái. Điều này vừa giúp mẹ di chuyển dễ dàng hơn cũng như hạn chế tình trạng đau gót chân.

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng bệnh ung thư trực tràng

“Xử gọn” cơn đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu

Mẹ bầu nên đi giày bệt

3.2. Ngồi đúng tư thế

Hãy đảm bảo phần lưng luôn được nâng đỡ khi ngồi. Mẹ bầu có thể đặt 1 chiếc gối nhỏ phía sau thắt lưng để cảm thấy thoải mái hơn.

3.3. Không bê các vật nặng

Mẹ bầu không nên làm các công việc nặng như: mang vác, khiêng đồ…vì dây chằng lỏng lẻo khiến mẹ bầu dễ gặp tai nạn hơn. Nếu trong trường hợp bắt buộc phải bê đồ, mẹ nên từ từ hạ thấp đầu gối và cúi lưng xuống thấp chứ không nên thay đổi tư thế đột ngột.

“Xử gọn” cơn đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu

>>>>>Xem thêm: Những dấu hiệu chuyển dạ tuần 37 mẹ cần biết

Mẹ bầu không nên làm việc nặng

Mặc dù đau lưng khi mang thai là hiện tượng không đáng ngại, nhưng mẹ bầu cũng không nên quá chủ quan. Khi xuất hiện những triệu chứng sau, tốt nhất mẹ nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám trực tiếp:

Cơn đau diễn ra liên tục dù mẹ đã thử các cách nhưng vẫn không giảm đau

Mức độ đau ngày càng tăng dù mẹ bầu nằm, ngồi hay di chuyển

Đau lưng kèm các triệu chứng như: sốt, chảy máu âm đạo, đau rát khi đi tiểu…

Trên đây là những cách giúp mẹ giảm đau lưng khi mang thai. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức bổ ích cho các mẹ bầu. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp. Chúc các ẹm bầu sức khỏe!

Tin liên quan

  • Giảm ham muốn khi mang thai có ảnh hưởng gì không
  • Dấu hiệu mang thai sau chuyển phôi
  • Chế độ ăn giúp sinh con trai theo ý muốn

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *