Đau mắt đỏ là bệnh mãn tính thường xuất hiện sau khi mắt tiếp xúc với nguồn bệnh một vài ngày. Đặc biệt bệnh này có thể điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa Mắt. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp chủ quan, tự mua thuốc về điều trị mà không có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ dẫn đến đau mắt đỏ nặng hơn và gây ra biến chứng. Vậy một số biến chứng khi đau mắt đỏ nặng là gì? Cách điều trị ra sao? Trong bài viết dưới đây, Thu Cúc TCI sẽ chỉ ra cho bạn thấy một số biến chứng khi đau mắt đỏ nặng nhé.
Bạn đang đọc: Một số biến chứng khi đau mắt đỏ nặng
1. Tổng quan về đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là trạng thái mắt đỏ, mi sưng nề, ban đầu thấy hơi cộm như có dị vật trong mắt, có thể chảy nhiều nước mắt hoặc dịch trong.
Đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ gây nên trạng thái mắt sưng đỏ, kèm cảm giác cộm (minh họa).
Viêm kết mạc là một bệnh rất dễ mắc, khả năng lây lan trong cộng đồng cao và có thể trở thành dịch. Nền y học hiện đại ngày nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh đau mắt đỏ và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu vì thế bất cứ ai cũng có nguy cơ bị bệnh này. Chưa hết, người bệnh vẫn có thể tái nhiễm đau mắt đỏ chỉ sau vài tháng khỏi bệnh nếu tiếp xúc với nguồn lây.
2. Một số biến chứng có thể gặp khi bị đau mắt đỏ nặng
Mắt là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể, chính vì vậy khi mắt bị tổn thương, cơ thể cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Khi để tình trạng viêm kết mạc nặng, người bệnh có thể đối mặt với nhiều nguy cơ biến chứng khác nhau như: viêm kết mạc mạn tính, đau mắt hột, loét giác mạc hoặc có thể mù lòa.
2.1. Đau mắt đỏ nặng biến chứng viêm kết mạc mạn tính
Tình trạng phổ biến khi đau mắt đỏ thường là mắt ngứa, đỏ, cộm, sưng phù,… Một số người bệnh thấy mắt bị mờ hơn trước vì lý do ghèn mắt xuất hiện quá nhiều. Nếu phát hiện muộn hoặc điều trị sai cách để các tình trạng kể trên kéo dài, người bệnh có thể sẽ viêm kết mạc mạn tính, suy giảm thị lực, giác mạc mờ đục và nhạy cảm hơn với ánh sáng. Nguy hiểm hơn là người bệnh viêm kết mạc mạn tính khi bị nhiễm khuẩn có thể mang nguy cơ bị viêm mủ nhãn cầu, nếu nặng có thể viêm teo mắt,…
Tìm hiểu thêm: Nên chú ý những gì khi đi cắt mắt kính cận?
Một số biến chứng có thể gặp khi bị đau mắt đỏ nặng là đau mắt hột, loét giác mạc,…
2.2 Đau mắt đỏ nặng biến chứng thành đau mắt hột
Từ viêm kết mạc người bệnh có thể gặp biến chứng dẫn đến đau mắt hột – một bệnh khó điều trị và nguy hiểm hơn. Đau mắt hột khiến người bệnh bị trụi lông mi, xuất hiện các hột to nhỏ ở bên trong mắt, bờ mi thì hẹp dần lại khiến việc mở mắt gặp nhiều khó khăn. Ở người mắc bệnh đau mắt hột, cảm giác buồn ngủ luôn thường trực, mắt vừa sưng đỏ vừa nhiều dịch mủ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
2.3 Loét giác mạc
Khi người bệnh bị viêm kết mạc nặng kèm theo viêm kết mạc mạn tính có thể gây biến chứng nguy hiểm là loét giác mạc. Ở người bị loét giác mạc, cảm giác cộm, ngứa mắt, nóng rát nhìn mờ tăng gấp đôi so với đau mắt đỏ thông thường. Điều này khiến người bệnh không thể ngủ ngon cũng như tập trung trong học tập và làm việc.
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách loét giác mạc có thể diễn tiến thành loạn thị, làm giác mạc biến dạng, đục giác mạc và mất thị lực.
2.4 Nguy cơ mù lòa tương đối cao
Mù lòa có lẽ là biến chứng nguy hiểm nhất mà đau mắt đỏ có thể gây ra. Để tránh được nguy cơ này, người bệnh không được chủ quan trước những dấu hiệu bất thường của mắt. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về tự điều trị đau mắt đỏ tại nhà mà không đi khám bác sĩ. Với những trường hợp nặng, người bệnh đau mắt đỏ cần đến bệnh viện khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
3. Một số cách điều trị viêm kết mạc hiệu quả
Trong mọi trường hợp, người bệnh viêm kết mạc nên đi khám sớm với bác sĩ chuyên khoa mắt để có cách điều trị phù hợp với từng giai đoạn, từng loại tác nhân gây bệnh. Dựa vào tác nhân gây bệnh viêm kết mạc, bác sĩ sẽ có những chỉ dẫn điều chỉ khác nhau như sau:
3.1 Đau mắt đỏ do virus
Trường hợp này, người bệnh đau mắt đỏ vẫn có thể điều trị tại nhà theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, bác sĩ sẽ kê thuốc uống hoặc thuốc nhỏ mắt tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ của mỗi người. Bạn có thể sử dụng thêm nước muối sinh lý natri clorid 0,9% để rửa mặt nhẹ nhàng và nhỏ mắt bằng nước mắt nhân tạo nếu thấy mắt khó chịu. Ngoài ra, có thể áp dụng chườm lạnh để giảm bớt tình trạng sưng phù vùng mắt. Đặc biệt, người bệnh cần tuân thủ lịch khám theo phác đồ của bác sĩ để điều trị bệnh dứt điểm.
3.2 Đau mắt đỏ do vi khuẩn
Thông thường, người bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn sẽ nhanh khỏi bệnh hơn nếu phát hiện sớm. Bác sĩ cũng có thể kê đơn và hướng dẫn dùng thuốc kháng sinh, vệ sinh mắt,… sao cho hiệu quả và an toàn.
3.3 Đau mắt đỏ do dị ứng
Với trường hợp viêm kết mạc do tác nhân dị ứng, người bệnh cần tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh một lần nữa. Sau đó, bác sĩ sẽ kê toa thuốc uống hoặc nhỏ mắt để giảm phản ứng dị ứng của cơ thể. Người bệnh vẫn có thể sử dụng thêm nước mắt nhân tạo để giảm cảm giác cộm ngứa của mắt.
4. 5 lưu ý giúp đau mắt đỏ mau khỏi
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách chữa đau mắt đỏ hiệu quả mùa mưa lũ
Kiểm tra mắt định kỳ tại bệnh viện là một cách hiệu quả giúp bạn phát hiện sớm đau mắt đỏ.
– Ngay khi phát hiện bị đau mắt đỏ, người bệnh cần nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế tụ tập nơi đông người. Nếu được, bạn hãy đi ngủ sớm trước 11h và ngủ đủ ít nhất 8 tiếng để mắt mau hồi phục.
– Giữ gìn vệ sinh mắt sạch sẽ, luôn rửa tay sạch trước khi chạm vào mắt và không dùng chung khăn mặt với thành viên khác trong nhà.
– Hạn chế tối đa việc ăn các thực phẩm tanh khiến mắt bị ghèn nhiều hơn, đồ cay nóng khiến mắt sưng đau nặng hơn.
– Không dùng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê trong quá trình điều trị đau mắt đỏ.
– Không tự ý dùng thuốc uống hoặc thuốc nhỏ mắt mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.
Hy vọng những thông tin về một số biến chứng khi đau mắt đỏ nặng kể trên hữu ích với bạn đọc. Đừng chủ quan trước những dấu hiệu cảnh báo của mắt mà hãy đi bệnh viện khám và điều trị đau mắt đỏ từ sớm nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.