Viêm quanh cuống răng là bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng. Để có thể điều trị bệnh đúng cách, việc tìm hiểu nguyên nhân viêm quanh cuống răng là vô cùng cần thiết, giúp các bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng người.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân viêm quanh cuống răng là do đâu?
1. Nguyên nhân viêm quanh cuống răng
Viêm quanh cuống răng là bệnh lý thường gặp ở nhiều người với các biểu hiện như sưng đau nướu, chảy máu chân răng, hôi miệng… Bệnh hình thành do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, đe dọa tới sức khỏe răng miệng nếu như không được điều trị kịp thời.
1.1. Viêm quanh cuống răng vì nhiễm khuẩn
Thức ăn thừa không được loại bỏ kịp thời sau khi ăn sẽ trở thành những mảng bám cứng đầu ở chân và kẽ răng. Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách khiến các mảng bám tích tụ càng nhiều, trở thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn có hại phát triển. Chúng làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong khoang miệng, gây nên các bệnh lý vô cùng nguy hiểm như viêm lợi, viêm nha chu… Trong điều kiện vệ sinh răng miệng kém và không điều trị dứt điểm, bệnh tiến triển nặng gây nên tình trạng viêm tủy, hoại tử tủy và dẫn tới biến chứng viêm cuống răng.
Quá trình vi khuẩn xâm nhập làm giải phóng hàng loạt chất có hại vào vùng mô quanh cuống như: nội độc tố, ngoại độc tố, enzyme gây tiêu protein, enzyme tiêu hủy cấu trúc sợi chun và sợi tạo keo, prostaglandin và interleukin 6 gây tiêu xương…
Nguyên nhân viêm quanh cuống răng là do cao răng không được loại bỏ thường xuyên khiến vi khuẩn tích tụ gây bệnh
1.2. Viêm quanh cuống do sang chấn răng
Sang chấn cấp tính: Sang chấn mạnh khiến các mạch máu ở cuống răng bị đứt. Điều này khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm quanh cuống răng cấp tính.
Sang chấn mãn tính: Sang chấn khớp cắn, núm phụ hoặc sang chấn do nghiến răng… cũng khiến cuống răng bị tổn thương và dẫn tới viêm quanh cuống.
1.3. Sai sót trong điều trị dẫn tới viêm quanh cuống
Nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ các chất hàn thừa, chụp quá cao khiến khớp cắn bị sang chấn hoặc sai sót trong quá trình điều trị tủy như:
– Chất bẩn bị đẩy ra vùng cuống răng trong quá trình lấy và làm sạch ống tủy.
– Tắc ống tủy do các tác nhân cơ học như gãy dụng cụ, nạo nút ngà mùn trong lòng ống tủy.
– Mở rộng hoặc dịch chuyển các lỗ cuống răng.
– Sợi cellulose từ côn giấy, bột tan từ găng tay… vô tình bị đẩy vào vùng cuống trong quá trình điều trị tủy.
– Thủng ống tủy do thao tác chưa chính xác.
– Vi khuẩn kháng lại các chất sát khuẩn ống tủy trong quá trình điều trị.
– Sử dụng thuốc sát khuẩn quá mạnh hoặc kích thích mạnh vùng cuống răng.
– Chất hàn quá cuống khiến vi khuẩn dễ tích tụ và phát triển mạnh mẽ gây bệnh.
2. Nhận biết các triệu chứng viêm cuống răng
Khi bị viêm quanh cuống răng, người bệnh thường có các triệu chứng rất dễ nhận biết như sau:
– Sốt cao, sốt cao trên 39 độ C kéo dài.
– Môi khô, lưỡi bẩn, phản ứng hạch ở vùng dưới cằm, dưới hàm.
– Đau nhức răng nhẹ hoặc liên tục dữ dội tùy vào tình trạng bệnh.
– Cơn đau lan lên nửa đầu, nghiêm trọng hơn khi nhai.
– Xuất hiện cảm giác chồi răng gây khó chịu và cản trở khả năng ăn nhai.
– Nướu có màu đỏ, sưng tấy và có cảm giác đau nhức khó chịu.
– Vùng má sưng nề, ấn vào thấy có cảm giác đau hoặc nổi hạch.
– Răng có thể đổi sang màu vàng, mất thẩm mỹ.
– Răng có thể xuất hiện tình trạng tụt lợi, lung lay khi bệnh ở mức độ nghiêm trọng.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân dẫn đến rong kinh và hướng dẫn điều trị cụ thể
Khi bị viêm quanh cuống răng, người bệnh thường có các triệu chứng rất dễ nhận biết như sưng nề vùng nướu, đau nhức, sốt cao…
Bệnh viêm quanh cuống chân răng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như mất răng, áp xe, viêm hạch, viêm xương tủy… Biến chứng toàn thân của viêm quanh cuống răng có thể dẫn tới các bệnh lý về tim mạch, thận, khớp và ảnh hưởng tới dây thần kinh.
Do đó, khi phát hiện các biểu hiện kể trên, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ xác định tình trạng bệnh và xử trí đúng cách., Tuyệt đối không tự điều trị bệnh tại nhà để tránh làm bệnh nặng thêm và ảnh hưởng tới sức khỏe.
3. Phòng ngừa bệnh viêm quanh cuống răng
Cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng của bệnh viêm quanh cuống răng chính là việc phòng ngừa bệnh hình thành. Theo các bác sĩ nha khoa Hệ thống Y tế Thu Cúc, mọi người cần xây dựng chế độ vệ sinh, chăm sóc răng miệng khoa học với các lưu ý sau:
– Chải răng đều đặn hằng ngày với tần suất từ 2-3 lần vào các thời điểm: Sau khi thức dậy, sau khi ăn…
– Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa tại các vị trí bàn chải không tác động tới như kẽ răng.
– Sử dụng tăm nước để làm sạch kẽ răng và khoang miệng hiệu quả hơn.
– Súc miệng thật sạch sau khi hoàn tất quá trình chải răng để tránh gây hôi miệng.
– Súc miệng đều đặn bằng các dung dịch chuyên dụng như nước muối sinh lý 0,9% để làm sạch khoang miệng.
– Ăn những thực phẩm lành mạnh, tránh đồ ngọt, có tính axit cao, đồ uống có cồn, nhiều dầu mỡ…
– Tránh ăn đồ quá cứng hoặc quá dai, quá cay nóng để không làm tổn thương các mô quanh răng.
– Thường xuyên lấy cao răng và thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ với bác sĩ chuyên khoa.
>>>>>Xem thêm: Chiến thắng ung thư gan bằng phác đồ trúng đích
Thường xuyên lấy cao răng và thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ với bác sĩ chuyên khoa
Có rất nhiều nguyên nhân viêm quanh cuống răng khiến mọi người gặp phải nhiều bất tiện trong quá trình sinh hoạt. Cách tốt nhất để khắc phục bệnh lý này chính là phòng ngừa bằng một chế độ chăm sóc răng miệng khoa học và điều trị với bác sĩ chuyên khoa.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.