Không chỉ những mẹ bầu mới mang thai lần đầu mà cả những mẹ đã từng sinh mổ cũng muốn biết sinh mổ lần 2 như thế nào? Có gì khác so với lần 1 không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau.
Bạn đang đọc: Sinh mổ lần 2 như thế nào?
1. Vì sao lại sinh mổ lần 2?
Đa số các mẹ bầu đã sinh mổ lần 1 thì cũng chủ động chọn phương pháp này cho lần sinh thứ 2 dù không phải bắt buộc. Nếu thời gian giữa hai lần sinh đủ dài (khoảng 2 năm) thì mẹ vẫn có thể sinh thường sau sinh mổ. Cũng có mẹ chọn sinh mổ lần 2 do muốn chọn ngày giờ đẹp cho con hay chủ động hơn về thời gian.
Một số trường hợp khác lại được chỉ định sinh mổ do: sức khỏe không đảm bảo để sinh thường, thai nhi có vấn đề bất thường,…
Nhìn chung, có nhiều lý do khiến các mẹ lựa chọn sinh mổ lần 2. Dù chủ động hay do chỉ định, mẹ vẫn có những băn khoăn về sinh mổ lần 2 như thế nào?
Mẹ có nhiều lý do khác nhau để quyết định sinh mổ lần 2
2. Sinh mổ lần 2 có đau không?
Có ý kiến cho rằng “sinh mổ lần 2 đau gấp 1000 lần lần 1”, thế nhưng điều này thực sự không có cơ sở. Quy trình sinh mổ lần 2 vẫn tương tự như lần 1 và nếu như mẹ đã từng trải qua sinh mổ, chắc chắn mẹ đã nắm được quy trình sinh mổ cũng như có nhiều kinh nghiệm hơn.
Sau khi được gây tê tủy sống, mẹ sẽ không còn cảm giác ở phần thân dưới nhưng vẫn tỉnh táo để cảm nhận được cuộc mổ diễn ra như thế nào. Một ca sinh mổ thường diễn ra khá nhanh nên mẹ có thể sớm gặp được con yêu.
Đúng là sau khi hết thuốc tê, mẹ có thể cảm nhận được những cơn đau nhưng hiện nay có khá nhiều các phương pháp hỗ trợ giảm đau sau sinh như: đặt thuốc, tiêm thuốc hay gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau sinh nên mẹ không cần quá lo lắng.
Với những kinh nghiệm từ lần đầu thì lần 2 mẹ đã không còn quá bỡ ngỡ nên thường sẽ an tâm hơn. Vết mổ lần 2 có thể lâu lành hơn lần 1 nhưng cũng còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi mẹ và tay nghề bác sĩ.
Trong thời gian chờ hồi phục sức khỏe và cho vết mổ lành, mẹ cũng không nên nằm quá nhiều mà nên đi lại nhẹ nhàng. Ngoài ra, hãy chú ý vệ sinh vết mổ theo hướng dẫn của điều dưỡng để tránh nhiễm trùng vết mổ. Nếu có dấu hiệu bất thường veefv ết mổ phải đến các cơ sở y tế ngay.
An tâm sinh mổ lần 2 tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
3. Sinh mổ 2 lần có sinh con lần 3 được không?
Hiện nay vẫn chưa có một cảnh báo nào từ các chuyên gia rằng những mẹ sinh mổ 2 lần thì không thể sinh con lần 3. Tuy nhiên, chị em cũng nên xem xét tình trạng sức khỏe của mình có đảm bảo để sinh con an toàn hay không. Nếu như sức khỏe không cho phép mà mẹ vẫn muốn mang thai và sinh con thì có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Vì thế, sau khi sinh mổ lần 2 mẹ hãy thăm khám sức khỏe thường xuyên và chia sẻ mong muốn với bác sĩ để có phương án phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Ung thư phổi di căn lên não
Sinh mổ lần 2 cũng tương tự lần đầu
4. Sinh mổ lần 2 cần chuẩn bị những gì?
Thực tế mẹ sinh mổ lần 2 cũng không cần chuẩn bị khác nhiều so với lần 1, thậm chí mẹ còn đã có kinh nghiệm hơn. Hiện nay, nếu mẹ đăng ký sinh mổ tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, mẹ sẽ không cần phải chuẩn bị bất cứ đồ dùng gì khi đi sinh. Trong quá trình mang thai, các lịch khám thai và siêu âm của mẹ cũng đã được lên lịch theo các mốc quan trọng, giúp mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Ngoài vấn đề về tài chính thì mẹ nên chuẩn bị tinh thần thật thoải mái, tin tưởng vào bệnh viện và ekip mổ cho mình để quá trình sinh mổ diễn ra thuận lợi nhất.
>>>>>Xem thêm: Tổng quan về bệnh ung thư cổ tử cung
Mẹ sinh mổ lần 2 đã có nhiều kinh nghiệm hơn
Sinh mổ lần 2 như thế nào? Trên đây là những thông tin mẹ nên biết về việc sinh mổ lần 2. Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ đầu ngành và bác sĩ Quốc tế chuyên môn cao, hệ thống trang thiết bị hiện đại, dịch vụ chăm sóc tốt đang là địa chỉ sinh mổ được nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp.
Xem thêm
>> Sinh mổ lần 2 có nguy hiểm không?
> Từ A đến Z về kinh nghiệm mổ lấy thai lần 2
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.