Các cách điều trị viêm chân răng đơn giản, hiệu quả

Bệnh lý viêm chân răng không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng mà còn khiến mọi người thiếu tự tin khi giao tiếp xã hội do răng xỉn màu, hôi miệng… Vậy làm sao để có thể loại bỏ bệnh một cách nhanh chóng, hãy cùng tìm hiểu các cách điều trị viêm chân răng hiệu quả ngay sau đây với sự tư vấn của bác sĩ nha khoa TCI!

Bạn đang đọc: Các cách điều trị viêm chân răng đơn giản, hiệu quả

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh lý viêm chân răng

Viêm chân răng là bệnh lý tổn thương các tổ chức quanh răng và chân răng thường gặp ở người trưởng thành hiện nay. Bệnh lý viêm chân răng có thể được phân thành hai loại đó là: Viêm chân răng cấp tính và viêm chân răng mãn tính. Viêm chân răng cấp tính với các cơn đau, viêm gây ra một cách đột ngột. Viêm chân răng mãn tính với các cơn đau viêm kéo dài, âm ỉ trong thời gian dài.

Khi bị viêm chân răng, người bệnh thường gặp phải các biểu hiện như sau:

– Vùng nướu quanh răng và chân răng sưng tấy, đỏ.

– Có cảm giác đau nhức, khó chịu quanh chân răng.

– Có thể bị chảy máu khi chỉ chạm nhẹ hoặc trong khi ăn uống, đánh răng.

– Lợi lỏng lẻo, tụt lợi, không còn bao bọc và bảo vệ chân răng.

– Răng có thể ngả màu, mất màu trắng sáng do vi khuẩn đã ăn sâu và làm tổn thương tủy răng.

– Miệng có mùi hôi khó chịu, khó có thể loại bỏ bằng việc súc miệng thông thường.

– Răng nhạy cảm hơn, thường xuyên thấy ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh, chua hoặc cay…

– Răng yếu, khó ăn nhai và có hiện tượng lung lay.

– Viêm ở mức độ nặng có thể hình thành áp xe với các túi mủ, dịch bất thường ở dưới chân răng…

Các cách điều trị viêm chân răng đơn giản, hiệu quả

Viêm chân răng là bệnh lý tổn thương các tổ chức quanh răng và chân răng

2. Bệnh viêm chân răng hình thành do đâu?

Vi khuẩn có hại là tác nhân chính gây ra một số bệnh lý răng miệng, trong đó có bệnh viêm chân răng. Vi khuẩn hình thành do rất nhiều nguyên nhân như:

– Mảng bám từ thức ăn thừa do không được loại bỏ kịp thời trong khoang miệng.

– Chế độ vệ sinh không đúng cách khiến nướu bị tổn thương, dễ dàng bị vi khuẩn tấn công.

– Răng mọc lệch, khấp khểnh không đều khiến việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn.

– Các thói quen xấu như nghiến răng, mút tay khiến vi khuẩn dễ tấn công răng miệng.

– Vi khuẩn cũng có thể hình thành do người bệnh mắc một số bệnh lý khác như sâu răng, viêm nha chu…

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc gây khô miệng và mất cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng.

– Ngoài ra, suy dinh dưỡng, thiếu chất, thay đổi nội tiết tố… cũng có thể dẫn tới tình trạng viêm chân răng.

3. Biến chứng của viêm chân răng

Không chỉ đơn thuần là bệnh lý răng miệng, viêm chân răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như:

– Gây bệnh xơ vữa động mạch và bệnh tim do nguy cơ tắc nghẽn động mạch,

– Làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trưởng thành do các loại động mạch bị tắc nghẽn.

– Bệnh nhân mắc viêm nha chu khó có thể kiểm soát lượng đường trong máu, dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.

– Vi khuẩn có thể phát triển mạnh mẽ làm tổn thương hệ hô hấp và gây ra các bệnh lý hô hấp nguy hiểm như viêm phổi, viêm họng…

– Đối với phụ nữ có thai, viêm chân răng có thể gây nên tình trạng sinh non nếu không được xử trí kịp thời.

Các cách điều trị viêm chân răng đơn giản, hiệu quả

Viêm chân răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm

4. Cách điều trị viêm chân răng đơn giản, hiệu quả

Người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh viêm chân răng để được điều trị kịp thời nhằm ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Tại nha khoa, các bác sĩ sẽ tiến hành một số thủ thuật để loại bỏ hoàn toàn tổ chức viêm quanh răng, bảo vệ sức khỏe cho hàm răng của bạn như:

– Cạo vôi răng để loại bỏ mảng bám cũng như vi khuẩn trên bề mặt răng và nướu răng.

– Làm nhẵn bề mặt chân răng để hạn chế mảng bám, cao răng tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.

– Sử dụng kháng sinh, kháng viêm để kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn.

– Dẫn lưu mủ, điều trị tủy đối với trường hợp viêm chân răng nghiêm trọng.

– Nếu không thể điều trị bằng các phương pháp thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nha khoa như ghép mô mềm hoặc men răng, sử dụng men răng tái sinh, phẫu thuật giảm túi, tái tạo mô… hoặc nghiêm trọng hơn phải nhổ bỏ răng và trồng bổ sung để bảo toàn các răng khác.

Ngoài ra, để giảm sưng đau và viêm nhiễm, người bệnh cũng có thể súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý 0,9% từ 2-3 lần/ngày

Tìm hiểu thêm: Ung thư dạ dày di căn não

Các cách điều trị viêm chân răng đơn giản, hiệu quả

Tới nha khoa để được các bác sĩ tư vấn các cách điều trị viêm chân răng hiệu quả

5. Phòng ngừa bệnh viêm chân răng

Một chế độ vệ sinh răng miệng khoa học có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng trước các tác nhân có hại, ngăn ngừa bệnh lý trong đó có viêm chân răng. Do đó, mỗi người cần lưu ý các vấn đề sau đây trong quá trình chăm sóc răng miệng để đạt được hiệu quả bảo vệ tối ưu:

– Đánh răng đều đặn mỗi ngày ít nhất 2 lần vào các thời điểm: Sau khi thức dậy, trước khi đi ngủ, sau khi ăn khoảng 30 phút.

– Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa trong kẽ răng sau khi ăn.

– Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch khoang miệng, tránh hôi miệng.

– Lấy cao răng định kỳ để ngăn chặn vi khuẩn phát triển gây bệnh ít nhất 6 tháng/lần.

– Không sử dụng thuốc lá, đồ uống có chứa chất kích thích, chứa nhiều đường… để tránh làm hỏng men răng.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung vitamin cho cơ thể.

– Khám sức khỏe răng miệng định kỳ để chủ động kiểm soát và điều trị bệnh lý sớm nhất có thể.

Các cách điều trị viêm chân răng đơn giản, hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Chăm sóc răng tại nhà, bạn có đang làm đúng cách?

Vệ sinh răng miệng khoa học cũng góp phần ngăn chặn các bệnh lý răng miệng như viêm chân răng

Cách điều trị viêm chân răng tốt nhất là phòng ngừa bệnh để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bản thân. Do đó, bạn nên thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ và xây dựng một chế độ vệ sinh khoa học để ngăn ngừa các tác nhân có hại tấn công.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *