Chứng đau hông khi mang thai không hiếm gặp ở mẹ bầu gây ra những phiền toái, khó chịu, cản trở một số hoạt động. Vì thế, mẹ hãy đọc bài viết sau để biết được những cách khắc phục tình trạng này.
Bạn đang đọc: Khắc phục tình trạng đau hông khi mang thai
1. Các nguyên nhân gây đau hông khi mang thai
Dây thần kinh hông là dây thần kinh giúp kích thích và di chuyển cho phần dưới cơ thể. Các dây thần kinh này chạy từ tử cung đến chân. Vì thế khi cổ tử cung lớn dần lên sẽ gây khó chịu, tạo ra các cơn đau hông. Đây chính là nguyên nhân chính khiến đau hông khi mang thai 3 tháng đầu hay đau hông khi mang thai tháng cuối
Tuy nhiên mức độ đau hông ở mỗi mẹ bầu là khác nhau và cũng không phải tất cả các mẹ bầu đều đau hông khi mang thai.
Những bà bầu thường bị đau hông nặng bao gồm: người có tiền sử đau hông từ trước khi mang thai, người tăng cân quá mức khi mang thai, người lao động tay chân nhiều…
Đau hông khi mang thai là tình trạng khá phổ biến
2. Lưu ý khi gặp tình trạng đau hông khi mang thai
2.1. Những việc mẹ nên tránh
- Không làm việc quá sức
Bà bầu bị đau hông nên nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức. Khi nằm nên để thẳng chân và thật thoải mái. Với những bà bầu công sở hay phải ngồi thường xuyên, chị em có thể sử dụng một chiếc gối có phần lõm ở giữa để dựa sau lưng.
Còn với những mẹ bầu hay phải đứng thì nên dồn trọng tâm lên một chân và thay đổi liên tục khi mỏi. Đây là cách đơn giản nhưng khá hiệu quả trong việc giảm đau hông khi mang thai
- Không nên mang giày cao gót
Những cơn đau hông sẽ tăng lên khi đôi chân của mẹ bị gò bó trong giày, dép quá lâu, đặc biệt là giày cao gót. Vì thế, mẹ nên lựa chọn những đôi giày bệt vừa vặn với bàn chân, thoải mái để sử dụng. Nếu làm việc trong văn phòng, mẹ có thể mang theo một đôi dép đi trong nhà để dùng cho tiện và thoải mái hơn, cũng tốt cho việc giảm các cơn đau hông hơn.
- Không nên có những động tác cúi hoặc gập người quá mức, tuyệt đối không mang vác những vật nặng.
Mẹ bầu không nên đi giày cao gót
2.2. Những việc mẹ nên làm
- Nên tập thể dục đều đặn
Tập thể dục là cách giúp nâng cao sức khỏe của mỗi người, nếu tập đúng cách còn làm giảm thiểu những cơn đau vùng hông. Mẹ bầu nên đi bộ nhẹ nhàng vào buổi tối để hạn chế những cơn đau hông trong giấc ngủ.
Ngoài ra, chị em cũng có thể tham khảo tập yoga cho bà bầu hay tìm hiểu các động tác massage giúp giảm cơn đau ở vùng hông hay bụng.
Tìm hiểu thêm: Làm gì để phòng tránh viêm nhiễm vùng kín ở tuổi dậy thì?
Mẹ bầu nên tập yoga rất tốt cho sức khỏe
- Nên thay đổi tư thế khi ngủ
Việc thay đổi tư tế ngủ cũng khiến các cơn đau hông có thể được xoa dịu. Bởi vì khi mẹ bầu đổi tư thế ngủ, em bé trong bụng cũng luân phiên thay đổi vị trí theo. Điều này sẽ tránh được sức ép quá lớn của thai nhi lên vùng xương chậu và khiến mẹ thoải mái hơn, dù là trong thời gian ngắn.
Khi xuất hiện cơn đau, mẹ nên nằm nghiêng về phần hông không bị đau để giảm sức ép lên lưng và hông. Ví dụ mẹ thấy đau hông trái khi mang thai thì nằm nghiêng về bên phải. Mẹ cũng có thể sử dụng một chiếc gối nhỏ để đặt ở dưới vùng lưng. Tuyệt đối không nên nằm sấp hoặc nằm nghiêng quá lâu về một phía.
>>>>>Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt kéo dài bao lâu thì nên khám?
Mẹ bầu nên nằm nghiêng về phía bên hông không bị đau
Nếu cơn đau của mẹ quá sức chịu đựng và kéo dài, mẹ nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có tư vấn cụ thể từ bác sĩ. Khi mẹ đăng ký thai sản trọn gói tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, mẹ sẽ được các bác sĩ theo dõi sát sao trong suốt thai kỳ. Các mốc khám thai của mẹ cũng đã được lên lịch sẵn. Nếu có bất cứ lo lắng hay thắc mắc gì mẹ cũng có thể hỏi ngay ý kiến các bác sĩ.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề đau hông khi mang thai. Hy vọng các mẹ bầu đã biết cách xử trí để làm giảm những cơn đau này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn miễn phí. Chúc mẹ sức khỏe thật tốt và có một thai kỳ khỏe mạnh, “mẹ tròn, con vuông”.
Xem thêm
>> “Xử gọn” cơn đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu
> Những điều mẹ cần biết về viêm phụ khoa khi mang thai
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.