Nghén ngủ khi mang thai có thể khiến mẹ buồn ngủ vào bất cứ thời điểm nào và xảy ra ở nhiều mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu mẹ ngủ quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, mẹ nên biết cách xử trí khi nghén ngủ để tránh ảnh hưởng đến bản thân và con.
Bạn đang đọc: Nghén ngủ khi mang thai có tốt không?
1. Vì sao mẹ bị nghén ngủ khi mang thai?
Tương tự như những loại nghén khác, nghén ngủ thường xuất hiện trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, nhưng có những mẹ bị nghén ngủ suốt cả thai kỳ.
Nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này cũng là do hormone progesterone gia tăng trong giai đoạn mang thai. Loại hormone này giúp điều tiết chu kỳ sinh sản của phụ nữ nhưng cũng gây ra cảm giác buồn ngủ. Hormone này hoạt động mạnh mẽ trong những tháng đầu thai kỳ khiến mẹ luôn trong tình trạng buồn ngủ.
Thế nhưng hormone này gia tăng lại làm cho chất lượng giấc ngủ của mẹ về đêm không được tốt như trước. Cùng với việc mẹ bầu hay buồn tiểu khi mang thai nên giấc ngủ đêm của mẹ sẽ không được sâu giấc. Do đó, mẹ bầu càng buồn ngủ và mệt mỏi vào ban ngày.
Nghén ngủ có một điểm tốt là sẽ giúp thai phụ nghỉ ngơi, do đó sẽ ăn tốt hơn và dễ lên cân. Tuy nhiên, cũng chỉ nên ngủ vừa phải, không nên ngủ nhiều quá.
Hiện tượng nghén ngủ khi mang thai không hiếm gặp
2. Nghén ngủ có sao không?
Nhìn về mặt tích cực thì nghén ngủ giúp mẹ ngủ tốt hơn, ăn tốt hơn và phục hồi năng lượng. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, mẹ không nên ngủ quá nhiều vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé như:
Ngủ nhiều khiến mẹ thường xuyên nằm một chỗ, lười vận động dẫn tới tình trạng cứng cơ, mỏi người. Cơ thể mẹ vì thế không còn linh hoạt, tinh thần kém minh mẫn.
Việc nằm nhiều trong thời gian dài cũng khiến tăng nguy cơ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch.
Do đó, mẹ không nên ngủ một cách tự do dù trong giai đoạn nghén ngủ mà phải biết cách xử trí phù hợp hơn.
Mẹ bầu ngủ nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi
3. Nghén ngủ sinh con trai hay gái?
Các mẹ thường lưu truyền nhau về triệu chứng này chứng tỏ sinh con trai hay con gái nhưng chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh nghén ngủ nhiều sinh con trai hay con gái.
Do đó, các mẹ không nên dựa vào dấu hiệu này để phỏng đoán mà an tâm đón đợi con yêu chào đời.
>> Tìm hiểu: Nhận biết dấu hiệu sinh con trai hay con gái
4. Khắc phục tình trạng nghén ngủ như thế nào?
Sắp xếp thời gian biểu khoa học, cân đối giữa việc làm và nghỉ ngơi để không ảnh hưởng đến nhau.
Tranh thủ ngủ trưa và ngủ sớm vào buổi tối. Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ để tránh việc phải đi vệ sinh nhiều, ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.
Mẹ có thể uống các loại trà như: trà gừng, nước chanh muối…hay thực hiện vài động tác đơn giản để tỉnh táo hơn khi cảm thấy buồn ngủ mặc dù đã ngủ rất nhiều.
Tập luyện thể thao để tinh thần thư giãn, nâng cao sức khỏe, giảm mệt mỏi và chứng buồn ngủ. Mẹ nên đi bộ nhiều và tập yoga cho bà bầu, rất tốt cho mẹ.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân chậm kinh nguyệt thường gặp ở chị em
Tập yoga mẹ bầu rất tốt cho sức khỏe và tinh thần
5. Tư thế ngủ đúng cho mẹ bầu
Tư thế ngủ cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể năm ngửa, toàn thân thả lỏng, chân gác lên gối ốm. Nhưng lưu ý rằng tư thế này lại “cấm kỵ” đối với 3 tháng cuối vì nếu nằm ngửa rất dễ khiến tử cung đè lên động mạch chủ sau tử cung. Điều này làm giảm rõ rệt lượng máu và dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi thời kỳ quan trọng này. Bà bầu nổi mẩn ngứa
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh ung thư tuyến giáp
Tư thế ngủ đúng cho mẹ bầu
Trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ nên nằm nghiêng (ưu tiên bên trái hơn) vừa giúp giảm mệt mỏi, căng cơ, quan trọng hơn là tránh cho phần bụng lớn đè lên mạch máu chính. Mẹ có thể đổi tư thế nằm khi cảm thấy mỏi. Tuyệt đối tránh tư thế nằm nghiêng co (có tên gọi khác là lưng tôm).
Trên đây là những điều mẹ bầu nên biết về nghén ngủ khi mang thai. Mẹ hãy nhớ rằng hiện tượng nghén ngủ không đáng ngại nhưng ngủ thế nào cho đủ và đúng mới quan trọng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp.
Tin liên quan
- Ho khi mang thai có nguy hiểm không
- “Xử gọn” cơn đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu
- Giảm ham muốn khi mang thai có ảnh hưởng gì không
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.