Nghén là hiện tượng mà đa số các mẹ bầu gặp phải trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, mỗi mẹ lại gặp phải cách nghén khác nhau, trong đó phổ biến có nghén chua. Có cách nào để chữa nghén cho bà bầu hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sauNghén chua và cách chữa nghén cho bà bầu
Bạn đang đọc: Nghén chua và cách chữa nghén cho bà bầu
1. Vì sao mẹ bầu nghén chua?
Nghén chua là hiện tượng đa số các mẹ bầu đều gặp phải. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc này, chủ yếu là những lý do sau:
1.1. Giúp phụ nữ giảm cảm giác ốm nghén
Mẹ bầu trong giai đoạn đầu của thai kỳ thường có các dấu hiệu ốm nghén như: buồn nôn, chán ăn, ăn ít,…Những yếu tố đó khiến mẹ gặp khó khăn trong ăn uống và có thể :”sợ ăn”.
Tuy nhiên, khi ăn những đồ chua ví dụ như: xoài, cóc, mận…mẹ bầu lại có cảm giác dễ chịu và kích thích thèm ăn hơn. Bởi vì trong đồ chua có chứa Acid kích thích dạ dày bài tiết dịch dạ dày, thúc đẩy ruột co bóp. Do đó, khi ăn đồ chua có thể giúp mẹ ăn ngon hơn và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
1.2. Một phản ứng sinh lý của cơ thể khi mang thai
Tương tự như khi vận động nhiều, cơ thể mất nước gây ra cảm giác khát thì việc thèm chua của bà bầu cũng như vậy. Do hoocmone gonedotripin từ màng đệm nhau thai bài tiết khống chế acid dạ dày bài tiết, gây giảm bớt lượng bài tiết acid dạ dày, làm giảm thấp khả năng tiêu hóa của mẹ bầu.
Do đó, mẹ bầu nghén chua là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể.
Mẹ bầu nghén chua là hiện tượng bình thường
2. Nghén chua là con trai hay con gái?
Nhiều mẹ bầu thắc mắc nghén chua sinh con gì. Tuy nhiên chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh được nghén chua có liên hệ gì tới việc sinh con trai hay con gái. Do đó, mẹ nên tập trung giữ gìn sức khỏe và tinh thần thật thoải mái để chuẩn bị đón con yêu chào đời mẹ nhé.
3. Nghén chua có sao không?
Nếu như mẹ bầu ăn đồ chua để giúp ăn được ngon hơn và vẫn bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng khác thì sẽ không ảnh hưởng gì.
Tuy nhiên, nếu mẹ chỉ ăn đồ chua sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Do đó, mẹ chỉ nên ăn đồ chua vừa phải và vẫn phải đảm bảo những thực phẩm khác.
Khi ăn đồ chua cũng nên lựa chọn các loại quả nhiều vitamin C như: cam, quýt…chứ không nên ăn những đồ lên men như: dưa muối, kim chi…
Cam, quýt là những trái cây giàu vitamin C tốt cho mẹ bầu
4. Chữa nghén cho bà bầu
Việc nghén dù là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ mang thai nhưng nó gây ra khá nhiều phiền toái cho mẹ bầu. Do đó, mẹ có thể tham khảo các cách sau để giảm hiện tượng nghén.
4.1. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
Khi cơ thể bị đói, mẹ bầu sẽ có cảm giác buồn nôn hơn. Do đó, mẹ không nên để cơ thể chịu đói mà chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. Mỗi lần, mẹ chỉ ăn vừa đủ, không nên ăn quá nhiều.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết ung thư đại tràng ngay từ giai đoạn sớm
Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày
4.2. Tránh xa các món gây buồn nôn
Khi mang thai, mỗi mẹ bầu lại “dị ứng” với một số loại thức ăn khác nhau. Mẹ hãy tạm tránh xa những đồ ăn này để tránh rơi vào tình trạng buồn nôn nhé.
4.3. Uống đủ nước mỗi ngày
Nước rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Mẹ bầu nên uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể đủ nước và ngăn chặn nôn mửa.
4.4. Ngủ đủ giấc
Vì những lý do khác nhau có thể khiến mẹ khó ngủ khi mang thai, nhưng mẹ hãy cố gắng tránh thủ bất cứ khi nào có thể để cơ thể có thể phục hồi năng lượng và tinh thần thoải mái hơn.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu ngay: Răng sứ có tẩy trắng được không?
Mẹ bầu nên ngủ đủ giấc để tốt cho sức khỏe thai nghén
4.5. Sử dụng các liệu pháp
Có một số cách như: châm cứu, tập yoga…cũng là liệu pháp giúp giảm bớt buồn nôn hiệu quả và an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất cứ liệu pháp nào, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.
Trên đây là những thông tin liên quan đến nghén chua và cách chữa nghén cho mẹ bầu. Thường hiện tượng nghén sẽ giảm dần và mất đi sau khi hết 3 tháng đầu thai kỳ. Do đó, mẹ không nên quá lo lắng nhé. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp. Chúc các mẹ sức khỏe và “mẹ tròn, con vuông”
Tin liên quan
- Bị Cúm ảnh hưởng tới bà bầu và thai nhi tháng 4-5-6-7-8 như thế nào
- Nguyên nhân bà bầu bị lạnh khi mang thai
- Bà bầu bị trĩ có nên đẻ thường
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.