Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là bệnh lý nhãn khoa xuất hiện nhiều vào thời điểm chuyển mùa. Bệnh lý này thường không nguy hiểm nhưng trong thời gian tồn tại, nó đưa đến một số triệu chứng rất khó chịu. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin chia sẻ nguyên nhân đau mắt đỏ và phương pháp dự phòng hiệu quả bệnh lý nhãn khoa này. Đọc ngay bài viết để giữ bản thân an toàn trước đau mắt đỏ trong giai đoạn thời tiết thất thường này, bạn nhé!
Bạn đang đọc: Nguyên nhân đau mắt đỏ phổ biến: Biết để dự phòng
1. Nguyên nhân đau mắt đỏ là gì?
Kết mạc là màng mỏng trong suốt, bao phủ củng mạc nhãn cầu và mặt trong sụn mi. Đau mắt đỏ là bệnh lý viêm kết mạc. Kết mạc chứa nhiều mạch máu. Khi kết mạc viêm, các mạch máu sưng đỏ, khiến hình ảnh tổng quan của hai mắt người bệnh là từ đỏ đến rất đỏ. Đây chính là lý do viêm kết mạc còn được gọi là đau mắt đỏ.
Ngoài khiến người bệnh đỏ mắt, viêm kết mạc còn khiến người bệnh ngứa, cộm mắt; chảy nước mắt; phù nề mi mắt; mắt nhiều dỉ, dỉ xuất hiện nhiều nhất vào buổi sáng, khiến người bệnh khó mở mắt…
Đau mắt đỏ có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân, như vi khuẩn, virus, dị ứng…
1.1. Nguyên nhân bệnh lý đau mắt đỏ là vi khuẩn
Gây đau mắt đỏ thường là enterobacteriaceae, phế cầu, tụ cầu vàng, não mô cầu…
Gây đau mắt đỏ thường là enterobacteriaceae, phế cầu, tụ cầu vàng, não mô cầu…
1.2. Nguyên nhân đau mắt đỏ là virus
– Đau mắt đỏ do adenovirus: Đau mắt đỏ do adenovirus có 2 thể là thể sốt viêm kết mạc họng hạch và thể viêm kết – giác mạc dịch. Thể sốt viêm kết mạc họng hạch thường phát sinh do virus type 3 và type 7. Khi có đau mắt đỏ thể này, người bệnh ngoài những triệu chứng của đau mắt đỏ phía trên, còn sốt nhẹ, đau họng, nổi hạch tai… Thể viêm – kết giác mạc dịch thì thường phát sinh do virus type 8 và type 19. Thể này không có biểu hiện toàn thân như thể sốt viêm kết mạc họng hạch mà có biểu hiện ở giác mạc, phát triển qua ba giai đoạn. Giai đoạn 1, giác mạc xuất hiện những chấm viêm biểu mô lan tỏa. Giai đoạn 2, giác mạc viêm đốm tạm thời. Giai đoạn 3, giác mạc xuất hiện các ổ thẩm lậu dạng đốm dưới biểu mô.
– Đau mắt đỏ do virus herpes: Đau mắt đỏ do virus herpes thường phát sinh ở người bệnh lần đầu tiên nhiễm virus herpes. Đau mắt đỏ nguyên nhân này ngoài những triệu chứng của đau mắt đỏ phía trên, còn triệu chứng nổi phỏng trên da mi và da xung quanh mi, kèm theo tình trạng phù đỏ các vùng da đó, tiết tố kết mạc loãng như nước, kết mạc cương tụ, có phản ứng hột.
1.3. Nguyên nhân đau mắt đỏ là dị ứng
– Đau mắt đỏ dị ứng cấp: Đau mắt đỏ dị ứng cấp phát sinh ngay khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên, thường chỉ kéo dài vài giờ và có thể tự giới hạn.
– Đau mắt đỏ dị ứng theo mùa hoặc quanh năm: Đau mắt đỏ nguyên nhân này thì kéo dài nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng, một năm nó có thể xuất hiện nhiều lần, mỗi lần đều có thể kèm thêm viêm mũi dị ứng.
– Đau mắt đỏ dị ứng mùa xuân: Đau mắt đỏ dị ứng mùa xuân là một thể đau mắt đỏ đặc biệt. Thể này chỉ xuất hiện ở trẻ nam, từ 5 – 7 tuổi, có tiền sử chàm và có tiền sử dị ứng trong gia đình.
– Dị ứng kết – giác mạc: Dị ứng kết – giác mạc cũng là một thể đau mắt đỏ đặc biệt, thường xuất hiện ở người trưởng thành, có tiền sử chàm hoặc hen phế quản. Ngoài kết mạc, thể này còn gây tổn thương giác mạc.
1.4. Các nguyên nhân khác gây bệnh lý đau mắt đỏ
– Đau mắt đỏ do ký sinh trùng
– Đau mắt đỏ do chấn thương cơ học: Đau mắt đỏ có thể phát sinh khi kết mạc tiếp xúc với các dị vật như kính áp tròng, nhãn cầu giả…
– Đau mắt đỏ do nhiễm độc: Chất độc hóa học và một số thuốc có thể gây đau mắt đỏ.
Tìm hiểu thêm: Điểm danh 3 bệnh viện mắt uy tín tại Hà Nội
Khi kết mạc tiếp xúc với các dị vật như kính áp tròng, nhãn cầu giả…, đau mắt đỏ có thể phát sinh.
2. Dự phòng bệnh lý đau mắt đỏ như thế nào?
Như đã chia sẻ phía trên, đau mắt đỏ thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số trường hợp đau mắt đỏ diễn biến trầm trọng, để lại di chứng nặng nề, như viêm loét giác mạc, sẹo giác mạc, suy giảm/mất thị lực vĩnh viễn… Chính vì vậy, để hạn chế nguy cơ đau mắt đỏ cho bản thân và gia đình, bạn nên tuân thủ những khuyến cáo dự phòng đau mắt đỏ sau của chuyên gia,
– Các tác nhân gây đau mắt đỏ như vi khuẩn, virus, dị nguyên… tồn tại nhiều trong nước mưa, nước sinh hoạt tù đọng… Bởi thế, giữ cho nước sinh hoạt sạch sẽ là rất cần thiết trong dự phòng đau mắt đỏ. Theo đó, bạn cần rửa dụng cụ chứa nước thường xuyên. Trong thời gian sử dụng dụng cụ chứa nước, che đậy cẩn thận để hạn chế tích tụ tác nhân gây đau mắt đỏ. Khử khuẩn nước ăn và nước sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Chọn thực phẩm an toàn; chế biến kỹ, ăn chín uống sôi.
– Mắc màn khi ngủ, kể cả là khi ngủ trưa.
– Không sử dụng vật dụng vệ sinh cá nhân như khăn mặt… của người khác.
– Đảm bảo vệ sinh cá nhân: Rửa tay, rửa chân thường xuyên với nước và xà phòng, lau khô ngón tay, ngón chân sau khi rửa.
– Đeo khẩu trang cẩn thận tại nơi công cộng.
– Rửa mắt với nước sạch ngay sau tiếp xúc với nước bẩn. Nếu có nước muối sinh lý 0.9% thì sử dụng thay nước sạch, để làm loãng các tác nhân gây đau mắt đỏ. Tránh day, dụi mắt, làm tổn thương bề mặt nhãn cầu.
>>>>>Xem thêm: Chắp mắt trẻ em có nguy hiểm không?
Ăn chín uống sôi để dự phòng đau mắt đỏ
Phía trên là nguyên nhân đau mắt đỏ và một số khuyến cáo dự phòng bệnh lý nhãn khoa này. Theo đó, đau mắt đỏ có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân, như vi khuẩn, virus, các dị nguyên trong môi trường… Giữ nước ăn, nước sinh hoạt sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo vệ sinh cá nhân (tắm, rửa tay, rửa chân thường xuyên với nước và xà phòng; không sử dụng chung vật dụng vệ sinh cá nhân…) là những khuyến cáo chính trong dự phòng đau mắt đỏ. Với những thông tin đó, hy vọng rằng, bạn có thể bảo vệ bản thân và gia đình an toàn trước bệnh lý nhãn khoa này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.