Chào bác sĩ, cháu nghe nói nó thể nhận biết việc có thai bằng cách đếm mạch đập ở cổ. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi mạch đập của phụ nữ mang thai là bao nhiêu ạ và ngoài cách này thì làm thế nào để biết mình đã mang thai? Rất mong được bác sĩ tư vấn (Thu Trang – Hà Nội)
Bạn đang đọc: Mạch đập của phụ nữ mang thai là bao nhiêu và dấu hiệu
Trả lời:
Chào bạn Thu Trang, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về với chuyên mục tư vấn sức khỏe của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, với thắc mắc mạch đập của phụ nữ mang thai là bao nhiêu chúng tôi xin được giải đáp như sau:
1. Mạch đập của phụ nữ mang thai là bao nhiêu?
Căn cứ vào kinh nghiệm dân gian, có thể nhận biết một người đang mang thai thông qua cách kiểm tra mạch đập ở cổ. Vậy nên không ít người đã có chung thắc mắc mạch đập của phụ nữ mang thai là bao nhiêu?
Theo phương pháp này, nếu thấy ở chỗ phần xương quay canh nếu mạch đập thấy mạnh, thậm chí có thể nhìn thấy mạch đập bằng mắt thường chứ không cần phải cảm nhận bằng cách sờ, ấn thì có thể chị em đang mang thai.
Với người bình thường, chỉ số nhịp mạch bình thường là từ khoảng 60-100 lần/phút, do đó không ít người đã cho rằng, mạch đập của phụ nữ mang thai sẽ lớn hơn 100 lần/phút. Tuy nhiên trên thực tế mạch đập ở cổ mạnh cũng chưa đủ cơ sở để khẳng định việc một người phụ nữ đã mang thai hay chưa, Bởi việc mạch đập nhanh hay chậm, mạnh hay nhẹ ở mỗi người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Do đó nếu bạn căn cứ vào mạch đập thì chưa đủ cơ sở để khẳng định là mình đã có tin vui hay chưa.
Với người bình thường, chỉ số nhịp mạch bình thường là từ khoảng 60-100 lần/phút, do đó không ít người đã cho rằng, mạch đập của phụ nữ mang thai sẽ lớn hơn 100 lần/phút
2. Dấu hiệu nhận biết đã có thai
Để nhận biết mình đã mang thai hay chưa, bạn có thể căn cứ vào những dấu hiệu như:
– Trễ kinh: Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên mà mọi chị em nghĩ đến. Tuy nhiên, không phải tất cả trường hợp chậm kinh đều do có thai. Bởi có khá nhiều nguyên nhân khác nhau khiến chị em bị trễ kinh như mất cân bằng hoocmon hay phản ứng với một số loại thực phẩm hoặc do chịu nhiều áp lực.
– Ngực nhạy cảm và tăng kích thước: khi mang thai vòng 1 của chị em sẽ thay đổi rõ rệt như tăng kích thước và trở nên nhạy cảm hơn.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chăm sóc răng sau niềng đúng cách
Trễ kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu có thai
– Ốm nghén: Hầu hết các mẹ bầu đều trải qua thời kỳ ốm nghén trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhất là vào buổi sáng và trở nên nhạy cảm hơn với mùi thức ăn và các mùi nồng.
– Đi tiểu thường xuyên: Có những trường hợp chị em nhận thấy bản thân đi tiểu nhiều hơn trước cả khi mất kinh trong khoảng 7-12 ngày sau khi rụng trứng. Trong 3 tháng đầu mang thai, sự phát triển nhanh chóng của tử cung đã vô tình gây sức ép vào mặt sau của bàng quang và đẩy bộ phận này lên phía trên đến đến việc bàng quang bị kích thích và gây nên hiện tượng đi tiểu nhiều.
– Nếu chưa chắc chắn với những dấu hiệu này, chị em hãy mua que thử về thử và đi khám bác sĩ sản khoa. Sau khi thực hiện thăm khám, siêu âm bác sĩ sẽ có kết luận chính xác về việc bạn đã mang thai hay chưa. Việc phát hiện mang thai sớm sẽ giúp chị em chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi, đồng thời có kế hoạch ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc và khám thai khoa học.
>>>>>Xem thêm: Diễn biến và cách chữa bệnh ung thư gan giai đoạn 3
Sau khi thực hiện thăm khám, siêu âm bác sĩ sẽ có kết luận chính xác về việc bạn đã mang thai hay chưa
Với tất cả những chia sẻ trên đây của chúng tôi hy vọng có thể giúp bạn Thu Trang trả lời thắc mắc mạch đập của phụ nữ mang thai là bao nhiêu và trang bị thêm cho mình những kiến thức hữu ích để có thai kỳ trọn vẹn. Nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn. Chúc bạn sức khỏe!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.