Răng sâu bị chảy máu nhiều có thể nói là hiện tượng khá phổ biến ở cả người lớn lẫn trẻ em. Vậy đâu là nguyên nhân cũng như cách khắc phục hiện tượng này như thế nào, theo dõi bài viết để được giải đáp tường tận bạn nhé!
Bạn đang đọc: Răng sâu bị chảy máu nhiều phải làm sao?
1. Lý giải về răng sâu bị chảy máu nhiều
Sâu răng là một dạng tổn thương thân răng thường gặp ở nhiều người, với nguyên nhân điển hình đó là không vệ sinh răng miệng đúng cách. Sâu răng thường diễn ra với tốc độ khá chậm và âm thầm nên thường rất khó để nhận biết. Chỉ khi có những biểu hiện như đau nhức hay ê buốt thì chúng ta mới phát hiện sâu răng, tuy nhiên lúc này, việc điều trị tương đối phức tạp bởi men răng bên ngoài gần như đã bị hư hại.
Hiện tượng sâu răng chảy máu có thể xuất hiện với bất kỳ ai trong chúng ta, kể cả trẻ em. Tuy nhiên theo các chuyên gia, sâu răng thường gặp nhiều hơn ở những người có răng không được tốt cho di truyền hay men răng yếu và mỏng. Ngoài ra, ở những người có men răng hư hại do nhiễm Fluoride hay Tetra cũng sẽ có khả năng bị mắc sâu răng hoặc các bệnh lý răng miệng khác cao hơn so với người bình thường.
Răng sâu bị chảy máu là tình trạng hư hại và viêm nhiễm của răng, khi sâu râng ăn đến thân răng làm buồng tủy lộ ra rất dễ có nguy cơ nhiễm trùng. Buồng tủy là khu vực chứa nhiều dây thần kinh cũng như các mạch máu nhỏ, do đó, chỉ cần những tác động từ bên ngoài vào tủy đều có thể khiến cho bạn cảm thấy đau đớn, khó chịu.
Bên cạnh đó, tình trạng sâu răng chảy máu cũng có thể xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu khi tủy mới bắt đầu viêm nhiễm thì bạn chỉ chảy một í máu, tuy nhiên nếu như tủy viêm nhiễm nặng nề sẽ khiến bạn chỉ chảy máu kéo dài liên tục, cùng với đó là cảm giác rất đau đớn, khó chịu.
2. Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh lý
Theo chuyên gia, nguyên nhân điển hình của bệnh lý răng sâu chảy máu nhiều đó là do không điều trị kịp thời, đúng cách khiến cho bệnh diễn biến ngày càng nặng, gây đau nhức vùng nướu dưới răng bị sâu ngày càng nặng. Bên cạnh đó, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề nguy hiểm tới sức khỏe. Một số nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng này thường bao gồm:
– Sâu răng lây lan sáng các vùng xung quanh khiến cho nướu răng không tránh khỏi ảnh hưởng. Ngoài ra các mối liên kết giữa nướu và chân răng cũng bị cắt đứt, khiến cho thân răng ngày càng trở nên yếu hơn. Khi răng dễ bị lung lay, nướu cũng sẽ bị tổn thương, chảy nhiều máu, dù chỉ chịu những tác động bình thường như là súc miệng, ăn uống, chải răng…
– Vi khuẩn gây sâu răng ăn sâu vào tủy khiến cho răng bị tổn thương, thậm chí trường hợp nguy hiểm nhất có thể dẫn đến nguy cơ bị chết tủy. Thậm chí, khi lỗ sâu hoại tử xuống phần nướu răng sẽ hình thành viêm nhiễm, dẫn đến chảy máu. Chạm nhẹ vào nướu sẽ thấy nướu bị sưng hoặc chảy mủ.
– Vi khuẩn gây sâu răng ăn sâu xuống vùng nền hàm và từ đó hình thành nên ổ khuẩn, lâu dần có thể dẫn đến hiện tượng áp xe răng bị bung ra và gây chảy máu.
3. Khắc phục răng sâu chảy máu nhiều như thế nào?
Nhìn chung, khi răng sâu có hiện tượng chảy máu thì lúc này, tình trạng viêm nhiễm ở tủy răng đã xảy ra. Do đó, bạn cần có phương án điều trị kịp thời nếu như không muốn nguy cơ mất răng xảy ra. Lúc này, các phương án điều trị ở nhà sẽ gần như không có hiệu quả, hơn nữa nếu không cẩn thận thực hiện sai cách thì sẽ khiến cho tình trạng này diễn biến nặng hơn.
Do đó, tốt hơn hết thì bạn cần đến nha khoa để nha sĩ thăm khám, kiểm tra phim cũng như chụp X-quang để xem xét mức độ viêm nhiễm ở tủy răng và sẽ đề xuất phương án tối ưu ở từng trường hợp. Căn cứ vào mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ đưa ra cân nhắc có thể bảo tồn răng sâu hay cần phải loại bỏ.
4. Ngăn ngừa răng sâu bị chảy máu thế nào?
Để ngăn ngừa răng sâu bị chảy máu, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống, cũng như những món ăn mà mình đã lựa chọn hàng ngày. Cần hạn chế ăn đường bởi đường chính là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh sâu răng. Không nên ăn nhiều các loại bánh kẹo hay thức uống đóng chai có gas. Ngoài ra, bạn cũng cần lựa chọn những loại thực phẩm sao cho khoa học và an toàn với răng miệng.
Bạn nên lưu ý vệ sinh răng miệng tốt, cần chải răng 2 lần mỗi ngày kết hợp với việc sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng. Ngoài ra, bạn cũng nên học cách chải răng đúng cách sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Lưu ý lựa chọn những sản phẩm chăm sóc răng miệng như là bàn chải đánh răng, kem đánh răng, chỉ nha khoa hay là nước súc miệng sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe răng miệng.
Ngoài ra, bạn cũng nên chọn ăn những loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin cũng như khoáng chất. Ví dụ rau xanh và sữa tươi đều là những nhóm thực phẩm có thể cung cấp thêm dưỡng chất thiết yếu cho răng được phát triển.
Hi vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được cách khắc phục khi gặp hiện tượng răng sâu bị chảy máu nhiều. Đừng quên kiểm tra
Đừng quên kiểm tra răng miệng định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Nhờ đó mà bạn có thể phát hiện sớm tình trạng sâu răng và không để bệnh ảnh hưởng đến nướu.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Chỉ số tầm soát ung thư buồng trứng CA 125 là gì?