Tìm hiểu lác mắt là gì và cách phân loại, nhận biết, điều trị bệnh

Lác mắt là gì? Đây là một bệnh lý về mắt mà dân gian hay gọi là mắt lé. Hai mắt người bệnh nhìn về hai hướng khác nhau. Chẳng hạn mắt phải nhìn về phía trước còn mắt trái nhìn lên trên hoặc dưới, trái hoặc phải. Một số khảo sát cho hay có 2 – 3 triệu người Việt Nam đang mắc bệnh này.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu lác mắt là gì và cách phân loại, nhận biết, điều trị bệnh

1. Lác mắt là gì? Cơ chế gây bệnh

Bệnh lác mắt tiếng anh là Strabismus disease, dân gian thường gọi là mắt lé. Cụ thể lác mắt là gì? Khái niệm này dùng chỉ tình trạng hai mắt của một người không nhìn cùng về một hướng.

Mắt của con người có 6 cơ vận nhãn đóng vai trò điều khiển hoạt động của nhãn cầu. Nhờ đó, nhãn cầu có thể di chuyển từ trong ra ngoài, lên trên, xuống dưới, xoay trái hoặc phải.

Ở người bình thường, khi nhìn vào một vật thì tất cả các cơ vận nhãn mỗi bên đều phối hợp với nhau, cùng hoạt động. Vì vậy, chúng ta ghi nhận được hình ảnh duy nhất ở võng mạc và truyền thông tin lên não bộ. Khi bị lác, các cơ vận nhãn phối hợp không nhịp nhàng khiến tầm nhìn hai bên mắt bị lệch hướng. Một hoặc cả hai mắt sẽ nhìn không đúng theo hướng vị trí của vật.

Ở trẻ nhỏ, não bộ của chúng có sự chọn lọc nhất định. Vì vậy, hình ảnh ở mắt lác bị loại bỏ, hình ảnh bên mắt bình thường được ghi nhận. Về lâu dài, bên mắt bị lác sẽ yếu đi, mất tín hiệu dần, dẫn đến nhược thị. Ở người lớn, não bộ sẽ thu về hình ảnh ở cả hai bên mắt, khiến người bệnh có tầm nhìn đôi.

Tìm hiểu lác mắt là gì và cách phân loại, nhận biết, điều trị bệnh

Bệnh lác mắt là gì? Trong tiếng Anh là Strabismus disease, dân gian còn gọi là mắt lé

2. Phân loại lác

Dựa trên đặc điểm mất cân bằng của cơ vận nhãn, người ta chia ra 6 trường hợp lác cụ thể:

– Mắt lác trong: Hướng của mắt lệch về phía trong mũi

– Lác ngoài: Ánh mắt hướng lệch sang đằng thái dương.

– Lác dưới: Hướng nhìn của người bệnh quay xuống dưới.

– Lác trên: Ánh mắt lệch lên trên.

– Lác xoáy: Mắt lác ẩn theo hướng ngang nhưng xoáy ra ngoài hoặc vào trong.

– Lác luân phiên: Hai mắt đều lác luân phiên nhau.

Phân loại theo nguyên nhân gây mắt lác:

– Lác bẩm sinh: Do cơ vận nhãn yếu, bám sai vị trí hoặc có dị dạng ở hốc mắt. Thường xảy ra ở trường hợp trẻ sinh non, thiếu tháng hoặc bị hội chứng di truyền. Biểu hiện lác thường được phát hiện khi trẻ ngoài 6 tháng tuổi.

– Lác thứ phát: Xảy ra ở người lớn do điều tiết, mắc Basedow, bị cận thị nặng hoặc viễn thị, bị chấn thương ở đầu mặt, tổn thương dây thần kinh, trung khu thần kinh thị giác hoặc cơ vận nhãn. Một số trường hợp bị lác do biến chứng của bệnh tiểu đường, chấn thương sọ não…

Ngoài ra nhiều người còn phân loại thành lác ẩn và lác hiện. Theo đó, lác ẩn phải khám chuyên sâu mới phát hiện ra, còn lác hiện biểu hiện rõ khi nhìn đối diện.

Tìm hiểu thêm: 5 Lưu ý khi sử dụng kính ortho-k fargo

Tìm hiểu lác mắt là gì và cách phân loại, nhận biết, điều trị bệnh

Có nhiều kiểu lác khác nhau được phân loại theo nguyên nhân hoặc đặc điểm

3. Triệu chứng lác mắt là gì?

Trả lời câu hỏi biểu hiện lác mắt là gì, bác sĩ gợi ý một số đặc điểm nhận biết cơ bản như:

– Người bệnh có xu hướng nheo mắt khi nhìn hoặc nhìn thẳng phía trước nhưng vẫn phải liếc mắt.

– Khả năng tập trung kém do mắt hay mỏi.

– Hình ảnh nhìn thấy bị mờ đi.

– Nếu bị lác đột ngột khi chức năng thị giác đã hoàn thiện sẽ có hiện tượng song thị (nhìn một vật nhưng thấy hai vật giống nhau song song).

Ở trẻ em, chúng thường nghiêng đầu khi nhìn, ánh mắt không nhắm đúng vị trí của vật.

Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng mắt lác gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp. Vì vậy, bạn nên đi khám nếu thấy có những triệu chứng nghi ngờ bị lác.

4. Điều trị mắt lác

4.1 Điều trị nội khoa

Những nghiên cứu y khoa cho hay, trẻ nhỏ được chữa trị lác càng sớm thì cơ hội khỏi bệnh càng nhiều. Cụ thể, nếu chữa trước 3 tuổi, cơ hội thành công lên đến 92%. Nếu điều trị bệnh khi 6 – 8 tuổi, khả năng chữa khỏi là 62%. Càng để lâu hơn, tình trạng lác sẽ thành tật và khó phục hồi hơn.

Khi chẩn đoán lác mắt, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị riêng, tùy từng loại lác và tùy theo độ tuổi.

Trẻ em dưới 6 tuổi thường được điều trị quang học (sử dụng kính) theo quá trình. Trong khi điều trị cần kiểm tra thị lực định kỳ và điều chỉnh thích hợp để bảo toàn chức năng hợp thị hai mắt. Đồng thời ngừa suy giảm thị lực của bên mắt bị lác.

Một số trường hợp lác do điều tiết sẽ thực hiện các bài tập về mắt để phục hồi chức năng hợp thị.

Tìm hiểu lác mắt là gì và cách phân loại, nhận biết, điều trị bệnh

>>>>>Xem thêm: Khám phá phương pháp điều trị viêm bờ mi hiệu quả nhất

Nếu điều trị lác từ sớm thì tỉ lệ thành công sẽ cao hơn

4.2 Điều trị ngoại khoa

Sau khi tìm hiểu rõ nguyên nhân lác mắt là gì thông qua khám lâm sàng và xét nghiệm, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật. Những trường hợp lác cần phẫu thuật hầu hết đều kèm theo tình trạng rung nhãn cầu. Mổ lác cho hiệu quả điều trị lên đến 80 – 90%.

Mổ lác thực hiện theo 2 phương án chính là nới lỏng và thắt chặt.

– Nới lỏng: Nếu cơ mắt quá căng, bác sĩ sẽ tách cơ mắt bị ảnh hưởng ra và gắn lại vào vị trí xa hơn, phía trước mắt để làm yếu cơ. Từ đó cải thiện tình trạng mắt lé.

– Thắt chặt: Khi cơ mắt quá yếu dẫn đến mắt bị nhìn lệch, bác sĩ cần cắt ngắn cơ rồi gắn lại vào vị trí ban đầu.

Sau khi nới lỏng hoặc cắt cơ, bác sĩ tiến hành khâu điều chỉnh để cố định các cơ mắt nhằm đảm bảo kết quả phẫu thuật tốt.

Lưu ý: Mổ lác mắt không ảnh hưởng đến thị lực trước phẫu thuật, không đau. Bệnh nhân chỉ nhỏ và bơm thuốc tê vào cạnh mắt khi mổ và uống thuốc giảm đau sau phẫu thuật theo đơn bác sĩ kê. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp tình trạng đỏ mắt, phù kết mạc thời gian đầu, sau đó tự hết. Nếu lác độ cao, cần mổ 2 lần.

Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp câu hỏi “lác mắt là gì”. Nếu nghi ngờ bị mắt lác, bạn nên đi khám và điều trị từ sớm. Chuyên khoa mắt TCI có các gói khám mắt dành cho mọi độ tuổi. Bạn có thể tìm hiểu, đăng ký thăm khám tại đây để nhận kết quả chính xác nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *