Sâu răng có thể nói là vấn đề vô cùng phổ biến, có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào kể cả người lớn hay trẻ em. Vậy thì câu hỏi được đặt ra ở đây là sâu răng có phải nhổ không, trường hợp nào bắt buộc phải nhổ răng sâu, cùng theo dõi lời giải đáp tại bài viết dưới đây bạn nhé!
Bạn đang đọc: GIẢI ĐÁP: Sâu răng có phải nhổ không?
1. Khái quát về bệnh lý sâu răng
Sâu răng hiểu đơn giản là tình trạng phần mô cứng của răng bị tổn thương bởi quá trình hủy khoáng do vi khuẩn ở mảng bám gây ra, làm hình thành lỗ nhỏ ở trên bề mặt răng. Sâu răng nếu như không có sự can thiệp kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến các lớp răng sâu ở bề mặt trong, gây đau đớn, nhiễm trùng hoặc thậm chí dẫn đến nguy cơ nặng nề nhất đó là mất răng.
Vậy làm thế nào để có thể phát hiện bệnh lý sâu răng? Bạn có thể nhận diện sâu răng thông qua một số triệu chứng như:
– Xuất hiện cơn đau răng liên tục và đột ngột
– Răng có cảm giác ê buốt, đau nhức liên tục khi ăn đồ ăn quá nóng hoặc đồ ăn quá lạnh
– Hơi thở có mùi hôi khó chịu
– Miệng có mùi vị khó chịu
Nếu như nghi ngờ có biểu hiện răng bị sau thì bạn nên đến nha sĩ để được kiểm tra tình trạng răng miệng. Bên cạnh quan sát, kiểm tra khoang miệng cũng như răng của bạn, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang để chẩn đoán chính xác mức độ sâu răng.
Sâu răng hiểu đơn giản là tình trạng phần mô cứng của răng bị tổn thương bởi quá trình hủy khoáng do vi khuẩn ở mảng bám gây ra
2. Sâu răng có phải nhổ không?
Sâu răng có thể gặp phải ở bất kỳ chiếc răng nào trên cung hàm, tuy nhiên thông thường răng hàm sẽ có nguy cơ sâu răng cao hơn là các răng khác. Răng hàm sâu ở các hỗ rãnh do vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng khiến cho mảng bám răng bị tích tụ xung quanh chân răng, hình thành ổ vi khuẩn tấn công và phá hủy răng.
Với răng sâu có nên nhổ không sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh lý cũng như chỉ định của bác sĩ nha khoa. Nếu như sâu răng ăn vào tủy răng, làm viêm nhiễm, chết tủy thì lúc này bác sĩ bắt buộc phải đưa ra chỉ định nhổ răng để tránh những nguy cơ như như nhiễm trùng chân răng hay viêm nha chu và ngăn ngừa sâu răng lây lan sang các răng bên cạnh.
Ngược lại, ở trường hợp sâu răng nhẹ và có thể điều trị được thì bác sĩ sẽ cân nhắc đến các phương pháp khác như là điều trị tủy, trám răng, bọc răng sứ để có thể bảo tồn răng thật một cách tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: Nội soi NBI có phát hiện được sớm ung thư dạ dày?
Sâu răng có phải nhổ không?
3. Trường hợp nào bắt buộc phải nhổ răng sâu?
Trên thực tế, mặc dù răng vĩnh viễn ở người trưởng thành sẽ không có sự thay đổi. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp thì bạn bắt buộc phải nhổ răng, có thể kể đến trường hợp như chấn thương răng, răng bị mục, sâu răng hay trường hợp niềng răng chỉnh nha.
Vậy cụ thể thì trường hợp nào bắt buộc phải nhổ răng sâu? Ở giai đoạn đầu, khi răng sâu mới xuất hiện, bạn có thể chưa cần nhổ ngay lập tức. Thay vào đó, bác sĩ sẽ tư vấn những phương pháp điều trị tại nhà như sử dụng kem đánh răng chứa flour hoặc đi trám răng để điều trị sâu răng.
Vậy thì cụ thể trường hợp nào bắt buộc phải nhổ răng sâu?
– Những bệnh nhân bị sâu răng kéo dài
– Sâu răng tổn thương tủy răng
– Sâu răng có dấu hiệu nhiễm trùng, khó phục hồi hay ngăn chặn sự nhiễm trùng lây lan
4. Tìm hiểu về quá trình nhổ răng sâu
Có không ít người quan niệm nhổ răng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, việc nhổ răng cũng sẽ gây ra ít nhiều đau đớn nên khiến cho không ít người nghi ngại. Tuy nhiên, hiện nay thì nhổ răng đã trở nên đơn giản, nhẹ nhàng hơn nhiều với sự trợ giúp của trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra, nếu như bác sĩ có tay nghề đảm bảo thì quá trình nhổ răng cũng sẽ diễn ra an toàn nhất có thể nên bạn không cần quá lo lắng.
Dưới đây là một số bước trong quá trình nhổ răng sâu bao gồm:
Bước 1: Gây tê cục bộ
Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ ở vùng nướu răng cần nhỏ của bệnh nhân sau khi đã được vệ sinh khoang miệng. Trường hợp nếu như răng sâu diễn ra quá phức tạp, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc gây mê để hạn chế tối đa cảm giác đau đớn trong sốt quá trình nhổ răng.
Bước 2: Nhổ răng bị sâu
Hiện nay, có 2 phương pháp nhổ răng sâu mà khách hàng có thể lựa chọn đó là nhổ răng bằng các dụng cụ chuyên dụng hoặc là nhổ răng bằng sóng siêu âm Piezotome. Với phương pháp nhổ răng bằng sóng siêu âm Piezotome sử dụng sóng siêu âm bao quanh vùng răng cần nhổ, do đó đảm bảo bóc tách mô, nướu ra khỏi chân răng một cách nhẹ nhàng.
Bước 3: Cầm máu
Sau khi đã loại bỏ sâu răng, các bác sĩ sẽ tiến hành đặt miếng gạc sạch vào vị trí răng cần nhổ đồng thời yêu cầu bạn ngậm chặt gạc để có thể cầm máu. Trường hợp cần phải mổ nướu thì bạn sẽ được thăm khám bằng chỉ tự tiêu.
5. Một số lưu ý quan trọng sau khi nhổ răng sâu
Với thắc mắc nhổ răng xong nên làm gì, thông thường, sau khi nhổ răng vết thương sẽ bị chảy máu nhiều. Do đó, bạn cần cắn chặt bông để cho máu ngừng chảy, tránh việc mất máu quá nhiều. Trường hợp không cầm máu được thì bạn cần thông báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Để không bị đau ở vị trí nhổ răng, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau do bác sĩ kê đơn. Lưu ý tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc bên ngoài bởi có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Trường hợp răng bị sưng, bạn nên áp túi chườm lạnh vào vị trí vùng ngoài má. Những ngày sau thì bạn nên sử dụng khăn ấm để chườm, vừa làm tan máu bầm và làm giảm sưng đau.
Ngoài ra, bạn cũng cần có chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý như là: Chải răng thường xuyên, sử dụng kem đánh răng có chứa Flour… Đặc biệt là nên khám răng định kỳ 2 lần mỗi năm để phát hiện những bệnh lý răng miệng nói chung.
Sau khi nhổ răng, bạn cần nhanh chóng phục hình răng để không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Bạn có thể cân nhắc một số phương pháp như hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ hoặc là cấy ghép Implant.
>>>>>Xem thêm: Tầm soát ung thư là gì?những thông tin cần thiết
Đừng quên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để có phương án điều trị kịp thời bạn nhé
Hi vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Sâu răng có phải nhổ không”. Tốt hơn hết, bạn nên thăm khám với bác sĩ để có phương án giải quyết răng khôn kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.