Lợi trùm răng khôn: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí

Lợi trùm là tình trạng thường gặp ở vùng răng khôn, gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu khi mọc răng. Nghiêm trọng hơn, tình trạng này nếu không được xử trí đúng cách có thể dễ dàng gây viêm lợi trùm răng số 8. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về lợi trùm răng khôn, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị ngay trong bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Lợi trùm răng khôn: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí

1. Thế nào là lợi trùm răng khôn?

Lợi trùm là hiện tượng phần lợi phía trong hàm bao phủ lên bề mặt của răng, ngăn cho răng mọc lên. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do răng số 8 mọc sau khi các răng vĩnh viễn khác đã mọc hoàn thiện, không có chỗ mọc khiến răng mọc sát vào phần trong cùng của lợi. Ngoài ra, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm cũng dẫn tới tình trạng bị lợi trùm.

Lợi trùm khiến răng không thể mọc ra ngoài lợi, gây đau nhức, sưng tấy mỗi khi răng số 8 mọc. Tình trạng này nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như viêm lợi trùm, mất răng số 7, u nang răng khôn hoặc viêm nhiễm, nhiễm trùng nướu.

Lợi trùm răng khôn: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí

Lợi trùm răng khôn là hiện tượng phần lợi phía trong hàm bao phủ lên bề mặt của răng, ngăn cho răng mọc lên

Viêm lợi trùm răng số 8 thường xuất hiện ở những người đang trong độ tuổi 20, bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, vệ sinh răng miệng kém khoa học hoặc có sự căng thẳng về tinh thần… Trong nhiều trường hợp, nhiễm trùng trong lợi trùm có thể lan ra phần má, cổ và dễ gây nên một số bệnh lý nguy hiểm cho cơ thể như nhiễm trùng máu, bệnh tim, viêm đường hô hấp, tiểu đường…

2. Viêm lợi trùm răng khôn có biểu hiện gì?

Khi bị viêm lợi trùm, người bệnh thường gặp phải các biểu hiện như:

– Đau nhức vùng nướu, má nơi răng khôn mọc mà bị lợi bao trùm.

– Mô nướu sưng tấy, đỏ do vi khuẩn phát triển quá mức gây bệnh.

– Áp xe có mủ ở lợi nếu tình trạng viêm ở mức độ nghiêm trọng.

– Khó mở miệng và hàm, khi mở miệng hoặc ăn nhai thì cảm thấy đau nhiều hơn.

– Khi tình trạng viêm diễn tiến phức tạp, người bệnh có thể sẽ phát sốt trên 38 độ C.

– Tình trạng chán ăn, ăn không ngon khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức.

– Sưng hạch bạch huyết ở dưới hàm hoặc dưới cổ.

– Miệng có mùi khó chịu, súc miệng cũng không làm giảm mùi hôi trong miệng do vi khuẩn và các ổ mủ phát triển quá mức.

Lợi trùm răng khôn: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí

Khi bị viêm lợi trùm, người bệnh thường gặp phải các biểu hiện như đau nhức, sưng tấy vùng nướu, hôi miệng…

Tình trạng bệnh kéo dài mà không được điều trị sẽ thành mạn tính, rất khó điều trị và nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm là rất cao. Do vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường kể trên, người bệnh nên tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa.

3. Nguyên tắc điều trị viêm lợi trùm lên răng

Các biến chứng liên quan đến viêm lợi trùm lên răng số 8 có thể xảy ra nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời và đúng cách. Tại nha khoa, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe của từng bệnh nhân, sau đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng viêm nhiễm.

– Vệ sinh tại chỗ bằng việc súc miệng với nước muối trong trường hợp lợi trùm một vùng nhỏ, chưa lan rộng.

– Sử dụng thuốc giảm đau nếu các cơn đau diễn ra với tần suất nhiều, nghiêm trọng khiến mọi người khó ăn uống, sinh hoạt.

– Thuốc kháng sinh nếu tình trạng viêm nghiêm trọng, việc vệ sinh răng miệng không đạt hiệu quả như mong muốn.

– Tiểu phẫu cắt bỏ lợi nếu tình trạng lợi trùm gây đau nhức nghiêm trọng, thường xuyên tái phát.

– Nhổ răng nếu răng khôn mọc theo hướng hoặc ở vị trí bất thường bởi chúng có thể ảnh hưởng rất lớn tới các răng khác trên cung hàm.

Tìm hiểu thêm: Review dán sứ Veneer chi tiết nhất

Lợi trùm răng khôn: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí

Điều trị viêm lợi trùm tại cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng

4. Phòng ngừa mắc viêm lợi trùm răng khôn

Để phòng ngừa mắc viêm lợi trùm, mọi người cần xây dựng chế độ sinh hoạt, chăm sóc răng miệng khoa học:

– Đánh răng đều đặn 2-3 lần/ngày để làm sạch thức ăn trong khoang miệng.

– Sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn, mảng bám ở những nơi bàn chải không tiếp cận được.

– Súc miệng sau khi chải răng và đừng quên vệ sinh cả mặt lưỡi.

– Lấy cao răng thường xuyên để ngăn vi khuẩn tích tụ và phát triển gây bệnh.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học với nhiều rau xanh, trái cây tươi để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất cho cơ thể.

– Hạn chế ăn những thực phẩm quá dai cứng, cay nóng hoặc chứa nhiều đường, có tính axit cao.

– Không hút thuốc, uống rượu bia hoặc sử dụng đồ uống có chứa cồn.

– Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ để chủ động phòng và điều trị các bệnh lý nha khoa.

Lợi trùm răng khôn: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí

>>>>>Xem thêm: Phát hiện ung thư vú sớm bằng cách nào? 

Vệ sinh răng miệng khoa học phòng ngừa viêm lợi trùm lên răng

Viêm lợi trùm răng khôn không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người tự ti khi giao tiếp xã hội. Do vậy, việc điều trị sớm bệnh ngay khi có các biểu hiện bất thường là việc cần thiết, giúp ngăn chặn biến chứng xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *