Lý giải nguyên nhân sâu răng dẫn đến hôi miệng 

Hôi miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó sâu răng là lý do điển hình. Vậy tại sao sâu răng dẫn đến hôi miệng, điều trị sâu răng hôi miệng như thế nào, tìm hiểu bài viết nhé!

Bạn đang đọc: Lý giải nguyên nhân sâu răng dẫn đến hôi miệng 

1. Lý giải nguyên nhân sâu răng dẫn đến hôi miệng

Có thể nói, sâu răng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hôi miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Sâu răng bản chất là do tình trạng răng bị vi khuẩn tiếp xúc và tấn công. Sâu răng rất dễ nhận biết ở giai đoạn đầu thông qua vết lõm, mòn xuất hiện ở trên bề mặt răng. Khi bị sâu răng, men răng thường bị ngả màu và chuyển dần sang màu đen. Những vết đen ố to dần trên thân răng và khoét sâu vào tủy răng là dấu hiệu nhận biết điển hình của tình trạng sâu răng. Tuy nhiên, không ít người lại bỏ qua dấu hiệu này vì không cảm thấy quá đau nhức hay ảnh hưởng tới quá trình ăn nhai cho đến khi sâu viêm dẫn đến khu vực tủy răng.

Tình trạng hôi miệng cũng sẽ xuất hiện cho đến khi vi khuẩn bắt đầu tấn công vào răng, cũng do quá trình này thường diễn ra từ từ nên nhiều người không phát hiện được vấn đề hôi của chính bản thân cho đến khi được người xung quanh nhắc nhở.

Nguyên nhân của sâu răng có thể đến từ chất thải của các loại vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh răng miệng cũng sẽ thực hiện quá trình phân hủy thức ăn thừa,  các chất có trong nước bọt ở khoang miệng. Đây cũng là lý do vì sau khi ngủ qua một đêm tỉnh dậy thường có mùi hôi. Nghiêm trọng hơn, trong quá trình phát triển của răng, chúng thường tiết ra axit có khả năng làm bào mòn men răng, do đó mà sâu răng thường tiến triển rất nhanh.

Lý giải nguyên nhân sâu răng dẫn đến hôi miệng 

Sâu răng dẫn đến hôi miệng là hiện tượng phổ biến mà rất nhiều người có thể gặp phải

2. Những ảnh hưởng của hôi miệng do sâu răng

Nhìn chung, những người bị hôi miệng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý. Hầu hết thì những ai bị hôi miệng đều rất ngại khi phải giao tiếp với người khác và luôn cảm thấy mất tự tin về bản thân.

Thậm chí, có những người sợ người khác phát hiện ra mùi hôi của mình nên đã hạn chế tối thiểu việc giao tiếp hàng ngày. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống tinh thần, cũng như những mối quan hệ xã giao thường ngày của người bệnh.

Ngoài ra, hôi miệng cũng là biểu hiện phổ biến của những bệnh lý răng miệng. Nếu như không được điều trị và phát hiện kịp thời thì sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng của toàn bộ răng trên cung hàm.

Hôi miệng đã để lại những hệ lụy nghiêm trọng, hôi miệng do sâu răng còn là vấn đề phức tạp hơn. Bởi khi răng bị sâu khác với các bộ phận khác bị tổn thương. Bởi đây là quá trình và răng là bộ phận duy nhất ở trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi. Thông thường, sâu răng có thể phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu. Triệu chứng ban đầu thường là răng đổi màu, lúc này người bệnh chưa có cảm giác gì, lỗ sâu răng chưa có và chưa bị kích thích do thức ăn nóng lạnh. Tuy nhiên, một thời gian sau, răng sẽ biến đổi sang màu đen hoặc màu nâu. Khi lỗ sâu ở răng xuất hiện, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu khi thức ăn bị giắt vào lỗ sâu, và bắt đầu có cảm giác ê buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh hoặc là khi thức ăn giắt vào lỗ sâu. Nếu như lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ sẽ bị bong calcium và làm cho lớp sâu của răng ngày một nặng hơn.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày

Lý giải nguyên nhân sâu răng dẫn đến hôi miệng 

Hôi miệng không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng đang gặp vấn đề

3. Khắc phục hôi miệng do sâu răng như thế nào?

Hôi miệng do sâu răng khiến cho thức ăn không còn giữ được mùi vị. Ngoài ra, chất thải của vi khuẩn cũng gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, thậm chí khiến cho bạn bị ngộ độc khi nuốt phải một lượng quá lớn. Vậy phải làm thế nào để khắc phục hôi miệng do sâu răng hiệu quả?

3.1. Điều trị dứt điểm tác nhân gây hôi miệng

Nếu như muốn điều trị dứt điểm, bạn cần chủ động tới các phòng khám nha khoa để kiểm tra răng miệng cũng như tình trạng sâu răng của bản thân. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sâu răng cũng như đề nghị biện pháp điều trị sâu răng phù hợp. Đối với sâu răng nhẹ, vết sâu răng sẽ được làm sạch mảng bám đen và trám lại với cao răng nhân tạo. Đối với sâu răng nặng, khi sâu ăn vào tủy, bạn sẽ bắt buộc phải điều trị tủy cũng như trám đầy răng để bảo toàn thân răng. Tuy nhiên, với trường hợp sâu quá nặng thì bác sĩ cần nhổ bỏ và thực hiện trồng răng giả thay thế.

Khi tình trạng sâu viêm đã được giải quyết, mùi hôi miệng cũng sẽ được giảm thiểu đáng kể.

3.2. Không để cho miệng bị khô

Một phương pháp để điều trị hôi miệng đơn giản, hiệu quả nhất đó chính là không để cho miệng bị khô. Bởi nước bọt sẽ có khả năng làm sạch miệng đồng thời giúp rửa trôi vi khuẩn gây hôi miệng.

Do đó, hãy ghi nhớ nguyên tắc tuyệt đối không để cho răng miệng trong tình trạng bị khô bạn nhé. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế hút thuốc lá và uống nhiều nước để hạn chế vi khuẩn gây hôi miệng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo không đường kể kích thích tuyến nước bọt.

3.3. Dùng nước súc miệng

Các loại nước súc miệng trên thị trường hiện nay giúp cho hơi thở của bạn luôn được thơm mát cũng như ngăn chặn tình trạng hôi miệng do sâu răng hiệu quả. Bạn nên súc miệng mỗi ngày sau khi đánh răng hoặc là sau khi ăn cơm xong.

Ngoài ra, nước muối cũng là một loại nước súc miệng hiệu quả, giúp ngăn chặn vi khuẩn gây hôi miệng ở khoang miệng, lưỡi cũng như cổ họng.

3.4. Nhai lá bạc hà hoặc lá táo

Lá bạc hà có chứa nhiều tinh chất dầu thơm và nhiều vi chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm cao. Bạn có thể nhai sống lá bạc hà hoặc nhai chung với muối để tăng cường hiệu quả điều trị hôi miệng. Ngoài lá bạc hà ra thì táo cũng là thực phẩm làm giảm mùi hôi miệng hiệu quả. Táo giàu Polyphenol và có thể làm sạch răng miệng một cách tự nhiên cũng như tiêu diệt vi khuẩn gây mùi.

3.4. Chế độ vệ sinh răng miệng đúng cách

Đây có thể nói là mấu chốt của vấn đề hôi miệng, do đó, bạn cần chú ý đến chế độ vệ sinh răng miệng đúng cách. Trước tiên, bạn cần chải răng theo vòng tròn hoặc chiều dọc của thân răng. Tốt hơn hết, bạn nên đánh răng 2 lần/ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ, đồng thời sử dụng chỉ nha khoa cũng như các dụng cụ làm sạch kẽ răng, thức ăn thừa sau khi ăn.

Lý giải nguyên nhân sâu răng dẫn đến hôi miệng 

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu các triệu chứng bệnh ung thư cổ tử cung

Thăm khám răng miệng định kỳ là biện pháp bảo vệ răng tốt nhất

Trên đây là một số cách khôi phục sâu răng dẫn đến hôi miệng bạn có thể tham khảo. Để ngăn ngừa sâu răng, đừng quên đi khám và lấy cao răng định kỳ khoảng 6 tháng/lần bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *