Đau mí mắt trên sưng tấy có thể là dấu hiệu mắt bị viêm nhiễm, tụ dịch bên trong do bệnh lý. Nhưng đôi khi, đó chỉ là phản ứng của cơ thể khi bạn khóc nhiều, thiếu ngủ hoặc dị ứng… Hãy cảnh giác với 5 bệnh lý về mắt khiến bạn bị sưng đau mí mắt trên sau đây.
Bạn đang đọc: 5 Bệnh lý gây đau mí mắt trên sưng tấy không nên chủ quan
1. Phân biệt tình trạng sưng đau mí mắt thông thường với bệnh lý
Đau mí mắt trên sưng to là bệnh gì? Đó có thể là bệnh lý, cũng có thể chỉ là phản ứng của cơ thể khi bị kích thích. Ngoài ra, yếu tố nội tiết, lão hóa tự nhiên cũng dẫn đến tình trạng này.
– Nếu bạn khóc quá nhiều liên tục trong thời gian dài, mất ngủ triền miên hoặc ngủ liên tục quá nhiều giờ, đôi mắt của bạn sẽ phản ứng bằng cách sưng mí trên và đau nhẹ.
– Một trường hợp khác, khi mắt của bạn bị dị ứng với chất nào đó vô tình rơi vào, nó cũng sưng đau mí trên. Hoặc bạn ra ngoài đường bị bụi bay vào mắt, gây cộm mắt khó lấy ra ngay, mí mắt trên có thể bị sưng, đau.
– Khi mắt bạn hoạt động quá nhiều do làm việc kiệt sức, cơ thể mệt mỏi, mi mắt trên cũng bị tổn thương. Tình trạng đau mí mắt biểu hiện rõ vào sáng sớm sau khi thức dậy.
– Sự lão hóa tự nhiên của cơ thể cũng làm cho da mắt trùng xuống, mỡ mí mắt tăng. Đó là một trong những nguyên nhân khiến bạn sưng đau hai mí mắt. Về lâu dài, lão hóa ở mắt còn làm sụp mí mắt, ảnh hưởng ít nhiều đến tầm nhìn.
Vì sao bị đau mí mắt trên sưng tấy
Những trường hợp này đa phần không đi kèm với một biểu hiện nào khác. Hầu hết sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn và không gây hậu quả nghiêm trọng.
2. 5 bệnh lý phổ biến gây đau mí mắt trên sưng tấy
Nếu bạn cảm thấy đau mí mắt, kèm với những biểu hiện khác như ngứa ngáy, chảy dịch mủ… hãy đi kiểm tra ngay vì đó rất có thể là dấu hiệu của bệnh lý.
2.1 Viêm kết mạc
Viêm kết mạc mắt xảy ra khi vi khuẩn, virus hoặc dị nguyên xâm nhập vào mắt. Chúng làm lớp màng ngoài của lòng trắng mắt và lớp sau mí mắt nhiễm trùng. Từ đó mí mắt trên sưng đau. Bên cạnh tình trạng sưng và đau mí trên, viêm kết mạc còn kéo theo hiện tượng chảy nước mắt không kiểm soát, tiết ghèn nhiều, lớp màng ngoài lòng trắng mắt đỏ…
Trường hợp viêm kết mạc do virus (còn gọi là đau mắt đỏ), bệnh có tính lây lan mạnh, tạo thành ổ dịch. Virus gây viêm kết mạc tồn tại trong môi trường vài ngày, thậm chí vài tháng. Chúng dễ dàng xâm nhập vào mắt thông qua tiếp xúc.
Nếu viêm kết mạc do vi khuẩn, người bệnh chỉ bị lây khi tiếp xúc trực tiếp với dịch mắt của người bệnh. Viêm kết mạc có thể tự khỏi sau 1 tuần nhưng cũng có những trường hợp cần điều trị, ngừa giảm thị lực.
2.2 Viêm mô tế bào mắt sưng đau mí mắt trên
Bệnh viêm mô tế bào ổ mắt do nhiễm khuẩn sâu bên trong. Các loại khuẩn Staphylococcus aureus, Haemophilus influenzae xâm nhập vào mắt thông qua các ổ viêm ở bộ phận xung quanh, phổ biến là xoang mũi, hoặc tấn công vào chấn thương ở mắt. Chúng nhanh chóng lan ra toàn bộ vùng mắt. Bệnh gây đau mí mắt trên ở mức độ nặng, kèm theo sưng, đỏ bề mặt lòng trắng. Một số trường hợp có thể bị sốt do viêm đau. Đa phần người bị viêm mô tế bào mắt là trẻ em dưới 6 tuổi.
Tìm hiểu thêm: Tật khúc xạ học đường và 5 điều cần biết
Nhiều trường hợp đau mí mắt do nhiễm virus
Đau mí mắt do viêm mô tế bào có thể điều trị bằng thuốc trong thời gian ngắn. Bác sĩ thường kê kháng sinh đường uống hoặc tiêm, tùy từng trường hợp. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, cần theo dõi thêm tại bệnh viện. Sau 48 giờ, triệu chứng bệnh thường sẽ hết.
2.3 Tắc ống lệ
Ở trường hợp này, biểu hiện đau mí mắt trên và sưng ở góc mắt khá nặng. Kèm theo đó, người bệnh còn chảy nước mắt nhiều liên tục vài ngày, trong nước mắt có lẫn vệt máu. Quan sát trên lông mi có vảy, khóe mắt chảy dịch nhầy, có dấu hiệu nhiễm trùng. Bệnh nhân nhìn mờ, có thể kèm theo sốt.
Đây là bệnh phổ biến ở các em bé sơ sinh và sẽ cải thiện rõ khi trẻ trên 1 tuổi. So với các bệnh viêm nhiễm ở mắt thì viêm tắc ống lệ không nguy hiểm, chủ yếu nó gây cảm giác khó chịu. Bố mẹ có thể chườm ấm hoặc massage nhẹ nhàng cho trẻ để giảm tình trạng đau mí mắt.
2.4 Viêm bờ mi
Mi trên và mi dưới của một số người là nơi nhiều vi khuẩn có thể trú ngụ. Chúng chính là tác nhân gây viêm bờ mi. Cùng với biểu hiện đau mí mắt trên, người viêm bờ mi còn thấy xung quanh lông mi có vảy như gàu, lông mi nhớn.
>>>>>Xem thêm: Viêm võng mạc sắc tố: Nhận biết và điều trị
Hình ảnh mi trên bị sưng đau
Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, đây là bệnh mãn tính và chưa có cách chữa khỏi hẳn. Bệnh có diễn tiến ồ ạt, tính nghiêm trọng tăng lên thành đợt rồi tự thuyên giảm. Nếu bị nặng lâu ngày không khỏi, kèm theo cảm giác đau nhiều, bạn cần đi khám để được tư vấn điều trị.
2.5 Herpes virus gây sưng đau mí mắt trên
Một bệnh lý nữa gây đau mí mắt là Herpes mắt. Herpes là tên của loại virus ký sinh ở bên trong xung quanh mắt. Triệu chứng của nó khá giống với tình trạng viêm kết mạc (sưng, đau, đổ ghèn, tiết nhiều dịch, đỏ mắt…) nhưng không rõ rệt bằng. Đây cũng là căn bệnh phổ biến ở trẻ em nhưng không có nghĩa là người lớn không bị.
Để xác định người bệnh bị đau mắt do herpes virus hay không, người ta tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm để nuôi cấy, phân tích. Herpes mắt hiện chưa có pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, người ta có thể kiểm soát triệu chứng bằng thuốc kháng virus này.
Ngoài ra, có một số bệnh lý khác cũng có thể khiến mí mắt trên sưng đau nhưng không quá nghiêm trọng. Chẳng hạn như bệnh chắp mắt, lẹo mắt, chàm da quanh mắt…
Đau mí mắt trên sưng tấy có thể là biểu hiện của một số bệnh về mắt, cũng có thể chỉ là vấn đề thông thường. Bạn nên đi khám tại phòng khám chuyên khoa mắt uy tín để kiểm tra nguyên nhân. Chuyên khoa mắt bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI có trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ các bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn kiểm tra rõ nguyên nhân đau mí mắt là gì. Từ đó lên phác đồ điều trị giúp bạn cải thiện sức khỏe đôi mắt nhanh chóng. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.