Tiết sữa nhưng không mang thai là hiện tượng rất nhiều chị em gặp phải. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây của chúng tôi, sẽ có rất nhiều thông tin hữu ích dành cho các bạn.
Bạn đang đọc: Tiết sữa nhưng không mang thai phải làm sao?
1. Hiện tượng tiết sữa nhưng không mang thai và triệu chứng của nó
1.1 Hiện tượng tiết sữa nhưng không mang thai
Tiết sữa ngoài chu kỳ mang thai là hiện tượng mà một phụ nữ tiết sữa từ vú mà không có thai hay chuẩn bị cho việc cho con bú. Đây là một vấn đề gây khó chịu và lo lắng cho những phụ nữ trải qua tình trạng này. Mặc dù việc tiết sữa thường được coi là một dấu hiệu của thai kỳ và cho con bú, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở những người không mang thai.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tiết sữa ngoài chu kỳ mang thai. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là sự thay đổi hormone. Hormone prolactin và hormone oxytocin chịu trách nhiệm trong việc kích thích sản xuất sữa và tiết sữa. Khi một phụ nữ không mang thai tiết sữa, có thể có sự rối loạn trong cơ chế điều chỉnh hormone này. Thời kỳ tiền mãn kinh, khi sự thay đổi hormone diễn ra, cũng có thể là nguyên nhân gây ra tiết sữa ngoài chu kỳ mang thai.
Tiết sữa nhưng không mang thai là hiện tượng rất nhiều chị em gặp phải
Ngoài ra, có một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hormone và dẫn đến tiết sữa ngoài chu kỳ mang thai. Môi trường và áp lực có thể gây ra sự mất cân bằng hormone. Việc sử dụng thuốc hoặc chất gây ảnh hưởng đến hormone như các loại thuốc tránh thai hoặc thuốc điều trị vấn đề hormone cũng có thể làm thay đổi quá trình tiết sữa. Ngoài ra, các bệnh lý như u nang vú, bệnh tuyến giáp và rối loạn tuyến yên có thể gây ra các sự thay đổi hormone và dẫn đến tiết sữa ngoài chu kỳ mang thai.
Việc tiết sữa ngoài chu kỳ mang thai có thể gây ra nhiều phiền toái và lo lắng cho phụ nữ. Đối với những người gặp phải tình trạng này, quan trọng là tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và tìm kiếm sự tư vấn y tế từ các chuyên gia để được đánh giá và điều trị phù hợp.
1.2 Triệu chứng và biểu hiện phổ biến của tiết sữa không mang thai
Với những phụ nữ đang mang thai hoặc mới sinh con thì tiết sữa là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên có những phụ nữ không mang thai, không vừa sinh con nhưng vẫn tiết sữa.
Triệu chứng phổ biến nhất của hiện tượng tiết sữa là một hoặc hai bên vú sản xuất nhiều sữa, bên cạnh có sẽ xuất hiện một số triệu chứng khác như:
– Chảy dịch núm vú ngẫu nhiên
– Thay đổi về kích cỡ và cảm giác của vú
– Vú tăng kích thước và trở nên nhạy cảm hơn.
– Cảm giác đau hoặc khó chịu ở vùng vú.
– Mất kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt
– Mất hoặc giảm hứng thú tình dục
– Buồn nôn
– Mụn trứng cá
– Lông tóc phát triển bất thường
– Đau đầu
– Giảm thị lực
Lưu ý rằng các triệu chứng và biểu hiện này có thể khác nhau đối với từng người và có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn gặp các triệu chứng này, nên tìm kiếm sự tư vấn y tế từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được đánh giá và điều trị phù hợp.
2. Nguyên nhân gây tiết sữa khi không mang thai
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây tiết sữa và trong một số trường hợp khó có thể xác định được nguyên nhân chính xác.
Tìm hiểu thêm: Mang thai đôi là gì? Tại sao lại mang thai đôi?
Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng tiết sữa khi không mang thai
Những yếu tố khiến bạn bị tiết sữa khi không mang thai có thể kể đến như:
2.1 Mất cân bằng hoocmon
Sự gia tăng bất thường của hoocmon prolactin là nguyên nhân chính của hiện tượng tăng tiết sữa. Tăng tiết hoocmon prolactin có thể là do sử dụng một số loại thuốc, khối u nào, kích thích quá mức của núm vú hoặc mắc một số bệnh lý khác.
2.2 Tác dụng phụ của thuốc
Nếu bạn đang dùng những loại thuốc điều trị bệnh như thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, thuốc điều trị tăng huyết áp,.. cũng có thể gây nên hiện tượng tăng tiết sữa
2.3 Gặp phải những vấn đề về sức khỏe
Chị em có thể mắc phải các bệnh lý tuyến giáp, bệnh gan hoặc thận, căng thẳng kéo dài, các khối u hoặc bệnh dưới của vùng dưới đồi… cũng có thể gây tiết sữa khi không mang thai.
2.4 Sử dụng thuốc gây nghiện hoặc ma túy
Sử dụng thuốc gây nghiện hoặc ma túy có thể gây kích thích tiết sữa khi không mang thai.
2.5 Kích thích tuyến vú quá mức
Điển hình như kích thích khi quan hệ tình dục hoặc những động tác tự khám vú hay do quần áo cọ sát vào núm vú cũng có thể gây tiết sữa.
3. Không mang thai nhưng có sữa phải làm sao?
Các bạn nên nhớ rằng, chỉ có bác sĩ mới chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây tiết sữa. Vậy nên không mang thai nhưng có sữa hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm. Sau khi thăm khám và thực hiện những xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chắc chắn về nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Nếu nguyên nhân gây tiết sữa là do dùng thuốc gây nghiện hoặc ma túy thì bác sĩ sẽ tư vấn và điều trị cai nghiện cho bạn. Nếu nguyên nhân là do khối u hoặc gặp các vấn đề về tuyến yên thì bạn sẽ được điều trị hoặc tiến hành phẫu thuật. Bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm trước khi đưa ra phương pháp điều trị.
Ngoài ra điều trị nội khoa có thể làm giảm được lượng prolactin xuống và làm ngừng lại từ hiện tượng tiết sữa. Thuốc Bromocriptine được sử dụng để giảm prolactin trong máu, giúp điều trị triệu chứng của hiện tượng tiết sữa.
Bên cạnh đó, để khắc phục hiện tượng này bạn có thể tránh mắc quần áo chật, giảm kích thích núm vú khi quan hệ tình dục, nếu muốn khám vú thì cần phải thực hiện đúng cách và áp dụng những phương pháp lành mạnh như tập thể dục, thư giãn… để giảm căng thẳng cho não. Nếu thấy có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào hãy đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và có hướng xử trí kịp thời, tránh để lâu ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
>>>>>Xem thêm: U vùng hàm mặt và phẫu thuật khối u vùng hàm mặt
Đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và có hướng xử trí kịp thời
Tiết sữa nhưng không mang thai phải làm sao cùng những chia sẻ hữu ích hy vọng có thể giúp các chị em hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan hãy liên hệ trực tiếp với Thu Cúc TCI chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.