Dán sứ veneer là kỹ thuật phục hình thẩm mỹ nha khoa, bảo tồn mô răng thật một cách tối ưu. Phương pháp này không cần mài răng hoặc mài siêu mỏng chỉ từ 0,3-0,5mm để tạo khoảng trống dán răng sứ. Vậy quy trình dán sứ veneer diễn ra thế nào, kéo dài bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây với sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ nha khoa TCI.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về quy trình dán sứ veneer tại nha khoa
1. Thế nào là kỹ thuật dán sứ veneer?
Dán sứ veneer là kỹ thuật phục hình thẩm mỹ răng hiện đại, phổ biến hiện nay. Miếng dán sứ được thiết kế với kiểu dáng, kích thước và màu sắc tương tự như răng thật. Bác sĩ sẽ tiến hành gắn miếng dán sứ lên răng thật sau khi đã mài mỏng 0,3-0,5mm để phục hình thẩm mỹ của răng.
Phương pháp này là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người gặp phải các khiếm khuyết răng miệng như: Răng ố màu, răng thưa, răng sứt mẻ, răng khấp khểnh nhẹ…
Mặt dán sứ veneer có độ cứng đạt đến 400Mpa, gấp 3-5 lần răng thật, giúp mọi người có thể ăn uống thoải mái. Dán sứ veneer đạt độ chính xác đến từng mm nên mọi người có thể tự tin khi cười, khi giao tiếp xã hội.
So với bọc sứ thì phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội như hạn chế mài răng, răng tự nhiên như răng thật, bảo tồn răng thật tối đa… Do vậy, phương pháp này được rất nhiều người lựa chọn khi có nhu cầu phục hình thẩm mỹ răng miệng.
Miếng dán sứ được thiết kế với kiểu dáng, kích thước và màu sắc tương tự như răng thật
2. Quy trình dán sứ veneer cho răng tại nha khoa
Bước thứ nhất: Kiểm tra sức khỏe hàm răng
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra sức khỏe tổng quát của bạn để xác định mức độ phù hợp đối với việc thực hiện dán sứ. Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu… bác sĩ sẽ điều trị dứt điểm bệnh lý trước khi phục hình.
Bước thứ 2: Vệ sinh răng miệng, gây tê và mài răng
Bác sĩ sẽ vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho người bệnh để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trong khi thực hiện thủ thuật. Đối với những trường hợp cần phải mài răng, bác sĩ sẽ gây tê trước để giảm cảm giác khó chịu cho mọi người. Sau đó, tiến hành mài răng với kích thước rất mỏng, gần như không làm tổn thương tới răng. Một số trường hợp khác không cần phải mài răng thì bác sĩ sẽ không tiến hành gây tê mà trực tiếp thực hiện bước 3.
Bước thứ 3: Chế tác mặt dán sứ trên dấu răng
Sau khi hoàn thành bước 2, bác sĩ sẽ lấy dấu răng và gửi mẫu về phòng kỹ thuật để thực hiện chế tác mặt dán sứ. Điều này giúp mặt dán sứ có kích thước, kiểu dáng, màu sắc… phù hợp nhất với từng người và tạo sự hài hòa trên hàm răng sau khi dán sứ hoàn thiện.
Bước thứ 4: Gắn mặt dán sứ lên răng
Mặt sứ sẽ được điều chỉnh để đảm bảo các tiêu chi như sự thoải mái ăn nhai, thẩm mỹ, khớp cắn… Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng keo dán nha khoa chuyên dụng để cố định vĩnh viễn răng sứ lên răng thật. Vệ sinh răng miệng lại lần cuối và kết thúc quá trình dán sứ thường được thực hiện tại nha khoa.
Bước thứ 5: Tư vấn và hẹn lịch tái khám
Sau khi hoàn thiện quá trình dán sứ cho răng, bác sĩ sẽ tư vấn mọi người cách chăm sóc răng miệng khoa học tại nhà. Đồng thời, hẹn lịch tái khám sau khi dán sứ và lịch thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ để kiểm tra chất lượng, độ bền, tuổi thọ của mặt dán cũng như có các phương án xử lý khi gặp vấn đề.
Tìm hiểu thêm: Sau đẻ mổ được ăn cá không? Nên và không nên ăn những gì?
Quy trình dán sứ veneer cho răng được thực hiện tại các cơ sở nha khoa với bác sĩ chuyên môn cao
3. Lưu ý chăm sóc răng sau dán sứ veneer
Mặt dán sứ veneer có độ bền vượt trội, lên tới hơn 20 năm, thậm chí vĩnh viễn nếu được chăm sóc kỹ càng. Chăm sóc răng miệng khoa học sau khi dán sứ phục hình có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như kéo dài tuổi thọ của răng. Hãy nhớ:
– Vệ sinh răng miệng đều đặn 2-3 lần/ngày bằng kem đánh răng theo khuyến cáo của các tổ chức về nha khoa.
– Sử dụng bàn chải có lông chải mềm, mảnh để không làm tổn thương lợi khi chải răng.
– Chải răng nhẹ nhàng, đều khắp từ trong ra ngoài theo chiều từ trên xuống.
– Sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa có thể làm sạch kẽ răng, loại bỏ thức ăn thừa ở những vị trí khó làm sạch bằng bàn chải.
– Súc miệng bằng nước súc miệng giúp làm sạch toàn bộ khoang miệng, hỗ trợ làm giảm tình trạng hôi miệng.
– Uống đủ nước để cân bằng môi trường vi sinh vật trong khoang miệng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển quá mức gây bệnh.
– Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đường, thực phẩm có tính axit cao.
– Không hút thuốc lá, uống rượu bia hay sử dụng chất kích thích để tránh làm tổn thương răng miệng.
– Thăm khám sức khỏe răng miệng thường xuyên theo khuyến cáo của các bác sĩ nha khoa để bảo vệ răng miệng đúng cách.
>>>>>Xem thêm: Ung thư có lây qua đường máu không?
Chăm sóc răng miệng khoa học giúp kéo dài tuổi thọ của răng dán sứ
Quy trình dán sứ veneer cần được thực hiện tại các cơ sở nha khoa trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại, do bác sĩ có chuyên môn cao trực tiếp thực hiện. Do đó, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín khi có nhu cầu phục hình răng sứ để đảm bảo an toàn, hiệu quả thẩm mỹ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.