Nhiều người từng nghe nói tới hoặc bản thân đã mắc bệnh liên quan đến HPV song không phải ai cũng hiểu rõ HPV là gì. Có rất nhiều vấn đề cần tìm hiểu về HPV bởi đây là loại virus gây bệnh rất phổ biến hiện nay.
Bạn đang đọc: HPV là gì và những vấn đề liên quan bạn cần nên tìm hiểu
Vậy HPV là gì?
Để tìm hiểu HPV là gì cần biết các triệu chứng cũng như con đường lây nhiễm virus này.
HPV là một loại virus gây bệnh rất phổ biến trên khắp thế giới hiện nay. Đến mức gần như tất cả đàn ông và phụ nữ có quan hệ tình dục đều bị bệnh này tại một số thời điểm nào đó trong đời. Có nhiều loại virus HPV khác nhau. Một số loại có thể gây những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe bao gồm bệnh đường sinh dục và ung thư.
Virus này rất dễ lây lan, chủ yếu qua đường tình dục ở mọi hình thức có tiếp xúc niêm mạc miệng, hậu môn, cơ quan sinh dục. HPV có thể bị lây trong khi người bệnh không có triệu chứng gì. Bất cứ ai có quan hệ tình dục đều có thể bị HPV, ngay cả khi chỉ quan hệ với một người. Đáng lo ngại là các triệu chứng của bệnh có thể chỉ xuất hiện sau nhiều năm từ khi có quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh. Do đó, nhiều trường hợp không thể xác định thời điểm chính xác bắt đầu bị nhiễm bệnh.
Hậu quả do HPV gây ra
Tìm hiểu thêm: 3 Xét nghiệm ung thư cổ tử cung chị em phụ nữ cần nắm rõ
Nhiều người từng nghe nói tới hoặc bản thân đã mắc bệnh liên quan đến HPV song không phải ai cũng hiểu rõ HPV là gì.
Trong phần lớn trường hợp, HPV sẽ tự khỏi và không gây ra bất cứ vấn đề sức khỏe nào. Khi HPV không khỏi thì nó có thể gây những vấn đề sức khỏe như mụn giộp và ung thư.
Mụn giộp thường trong giống như cục u nhỏ hay một nhóm cục u ở vùng sinh dục. Những cục u này có thể nhỏ hay lớn, nhô lên hay dẹt, hoặc có hình dạng như bông cải. Người chăm sóc sức khỏe thông thường có thể chẩn đoán mụn giộp bằng cách khám vùng sinh dục.
HPV có thể gây bệnh ung thư cổ tử cung và những loại ung thư khác bao gồm ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật, hay hậu môn. HPV cũng có thể gây ung thư ở phía sau họng, bao gồm dưới lưỡi và amidan (gọi là ung thư vùng miệng họng).
Bệnh ung thư thường xảy ra sau một thời gian dài, có khi đến cả chục năm từ khi bị nhiễm HPV. Các loại HPV có thể gây mụn giộp không giống như loại HPV có thể gây ung thư. Không có cách nào để biết người nhiễm HPV nào sẽ bị ung thư hoặc những vấn đề sức khỏe khác. Người có hệ miễn dịch yếu có thể ít có khả năng khỏi bệnh HPV và có thể bị những vấn đề sức khỏe, bao gồm những người bị HIV/AIDS.
Biện pháp phòng tránh và điều trị bệnh do HPV
>>>>>Xem thêm: Bà bầu mắc bệnh tiểu đường dễ sinh con dị tật
Mọi người nên làm xét nghiệm khi khám định kì để phát hiện sớm HPV.
- Tiêm phòng: Vắc xin tiêm phòng HPV rất an toàn và cho thấy hiệu quả cao. Tiêm phòng có thể bảo vệ mọi người khỏi bệnh do HPV gây ra trong đó có ung thư. Việc tiêm phòng được thực hiện 3 lần trong 6 tháng và phải tiêm đủ ba mũi.
- Khám tầm soát ung thư cổ tử cung: Xét nghiệm Pap là giải pháp cho việc này. Hoạt động khám tầm soát áp dụng đối với phụ nữ từ 21 đến 65 tuổi. Phụ nữ có thể biết được mình bị nhiễm HPV khi có kết quá thử Pap bất thường. Một số người biết họ nhiễm HPV khi bị mụn sinh dục, khi đó cần đi khám và điều trị ngay. Một số người khác chỉ biết bị nhiễm HPV sau khi gặp phải những vấn đề nghiêm trọng hơn từ virus này như ung thư. Chị em nên khám thăm dò ung thư cổ tử cung thường lệ ngay cả khi đang mang thai.
- Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su có thể giảm nguy cơ nhiễm HPV. Tuy nhiên loại virus này có thể lây nhiễm ở những chỗ không được bao cao su phủ lên. Vì vậy bao cao su không có tác dụng bảo vệ hoàn toàn trước HPV. Nên chung thủy rtong quan hệ tình dục, tốt nhất mỗi người chỉ nên có quan hệ tình dục với một người.
- Về vấn đề điều trị, hiện chưa có biện pháp loại bỏ virus: Tuy nhiên, có những cách điều trị hiệu quả đối với những vấn đề bệnh lý mà HPV gây ra. Chẳng hạn có thể chữa khỏi mụn sinh dục, nếu không điều trị mụn có thể biến mất, hoặc tồn tại và phát triển thêm cả về số lượng và kích cỡ. Cũng có thể điều trị hiệu quả ở giai đoạn tiền ung thư cổ tử cung nếu được phát hiện sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.